Nguy cơ xảy ra nội chiến tại Israel

Việc làm suy yếu nhánh tư pháp có thể hạn chế cả người Israel và Palestine trong việc tìm kiếm sự bảo vệ của tòa án đối với các quyền của họ khi họ cho rằng các quyền của mình bị chính phủ xâm phạm.

Các ý kiến chỉ trích cuộc cải tổ này lo ngại rằng nếu các chính trị gia có nhiều quyền kiểm soát hơn, quyền của các nhóm thiểu số ở Israel, đặc biệt là người Palestine sống ở Israel, sẽ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, năm ngoái, tòa án đã tạm dừng việc trục xuất các gia đình người Palestine ở khu vực lân cận Sheikh Jarrah ở Đông Jerusalem, nơi các nhóm Do Thái đã tuyên bố quyền sở hữu mảnh đất mà các gia đình đã sinh sống trong nhiều thập kỷ.

Đồng thời, các nhà hoạt động Palestine lập luận rằng tòa án cấp cao đã củng cố thêm việc Israel chiếm đóng Bờ Tây, chưa bao giờ xem xét tính hợp pháp của các khu định cư của Israel ở đó, mặc dù chúng bị hầu hết cộng đồng quốc tế coi là bất hợp pháp.

Cuộc cải tổ đã gây lo ngại trên khắp các lĩnh vực tài chính, kinh doanh, an ninh và học thuật của Israel. Những người chỉ trích cho rằng cuộc cải tổ đã đi quá xa. Họ cảnh báo rằng nó sẽ gây tổn hại đến sự độc lập của cơ quan tư pháp Israel và sẽ làm tổn hại đến các quyền không được quy định trong các luật cơ bản gần như hiến pháp của Israel, như quyền của thiểu số và quyền tự do ngôn luận.

Theo cuộc thăm dò do Viện Dân chủ Israel công bố vào tháng 2, chỉ một số ít người Israel ủng hộ các cải cách. Đại đa số - 72% - muốn đạt được một thỏa hiệp và 63% người Israel nghĩ rằng cách thức bổ nhiệm thẩm phán hiện tại nên được giữ nguyên.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Israel Amir Yaron nói với CNN rằng các cải cách là quá “vội vàng” và có nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế. Hiếm khi một tổng thống Israel can thiệp vào chính trị, nhưng Tổng thống Israel Isaac Herzog cho biết luật pháp của chính phủ là “sai lầm và làm suy yếu nền tảng dân chủ,” đồng thời cảnh báo Israel có khả năng đứng trước bờ vực của một “cuộc nội chiến”.  Tổng thống Herzog kêu gọi các đảng phái đàm phán.

Trên bình diện quốc tế, các đồng minh của Israel, trong đó có Mỹ, cũng bày tỏ quan ngại về cuộc cải tổ.Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Israel duy trì vị thế là một nền dân chủ tự do và bày tỏ lo ngại với Thủ tướng Benjamin Netanyahu về kế hoạch cải tổ tư pháp khiến đất nước rơi vào khủng hoảng.

"Thủ tướng Netanyahu cũng thông báo với tôi về cải cách tư pháp mà chính phủ của ông đang lên kế hoạch và cũng đang được thảo luận với rất nhiều tranh cãi ở Israel. Với tư cách là đối tác có chung các giá trị dân chủ và bạn bè thân thiết của Israel, chúng tôi đang theo dõi cuộc tranh luận này rất chặt chẽ với rất nhiều lo ngại và tôi không muốn che giấu điều này."

Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết, ông Netanyahu đã quyết định rút ngắn chuyến đi tới Berlin sau khi ông tổ chức các cuộc tham vấn về "những diễn biến của an ninh quốc gia".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ vị thế một trong những nhân vật quyền lực nhất của phe cực hữu châu Âu và ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2027, sự nghiệp chính trị của bà Marine Le Pen đang đứng trước thử thách lớn.

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.

Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.

Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.