Nguy cơ mất ATGT tại bến khách ngang sông
Hành khách ngay khi lên phà là phải mặc áo phao. Đây là yêu cầu của chủ phương tiện nhằm chấp hành đúng quy định của luật giao thông đường thủy nội địa; đồng thời, cũng để đảm bảo lộ trình qua sông an toàn. Nhiều người quá giang thụ động chấp hành, bởi với họ, đó là do đang trong mùa mưa bão, lũ lụt mà thôi. “Đang lũ lụt thì mình phải bảo vệ thân mình trước. Mỗi ngày hai lượt đi về thì phải mặc áo phao cho an toàn”, bà Văn Thị Sơn (xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) bày tỏ.
Dù mặc áo phao khi qua sông với lý do gì thì những trường hợp chấp hành như bà Sơn là rất hiếm hoi; còn thông thường, áo phao trên phà sẽ bị bỏ không.
Huyện Thường tín có 9 bến khách ngang sông Hồng kết nối phía bên kia là tỉnh Hưng Yên. Mỗi ngày, vẫn có hàng nghìn lượt người và phương tiện qua sông. Song, điều dễ thấy, quy định mặc áo phao với hành khách, nhân viên lái phà khi sang sông dường như bị quên lãng. Dù cho phương tiện nào cũng đã trang bị đầy đủ áo phao và đều bố trí ở những vị trí dễ thấy, dễ lấy. Đáng nói, ngay cả nhân viên quản lý, vận hành bến và lái phà cũng thờ ơ, bỏ qua các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Còn chủ bến thì lại cho rằng, đó là lỗi của hành khách.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, quản lý bến khách ngang sông Đại Lộ - Vạn Phúc (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín) cho biết: “Thực sự có những trường hợp người dân thiếu ý thức, chỉ mặc áo phao khi mới lên phà, rồi sao đó lại cởi ra".

Nước lũ đã rút trên sông Hồng, nhưng dòng chảy xiết vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn với người và phương tiện qua sông. Do vậy, mỗi người dân, người điều khiển phương tiện, doanh nghiệp vận tải cần tuân thủ và chấp hành nghiêm quy định luật giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông thông trên sông Hồng; đồng thời, lực lượng chức năng, cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuyên truyền và xử phạt với các hành vi cố tình không chấp hành.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Sở cho biết, để đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra sự cố đường thủy, địa phương cũng liên tục kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị chủ bến tàu, bến phà; đồng thời, phối hợp với Đội CSGT đường thủy, Hạt quản lý đê điều để giám sát và đặc biệt nhắc nhở chủ bến, hành khách khi qua sông chấp hành nghiêm các quy định luật giao thông đường thủy nội địa. Qua nhắc nhở của chính quyền địa phương, đơn vị kinh doanh vận tải đã yêu cầu hành khách mặc áo phao, song việc làm này cần duy trì thường xuyên, liên tục, với mỗi chuyến, mỗi lượt khách qua sông thay vì đối phó mỗi khi có lực lượng chức năng xuống kiểm tra, nhắc nhở.


Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã được các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô nghiêm túc triển khai với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần lan tỏa giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong cộng đồng.
Thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào sáng nay 13/5, các đại biểu Quốc hội kiến nghị có chế tài với doanh nghiệp nhà nước trong việc chậm công bố thông tin, gây ảnh hưởng tới quyền giám sát của xã hội, nhà đầu tư với các doanh nghiệp này.
Vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang rất nan giải, đã đến lúc phải có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm khắc để thay đổi nhận thức và thói quen của chính những người kinh doanh, sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa nhấn mạnh, Thụy Điển mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mong muốn hợp tác có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Bất động sản là “miếng mồi béo bở”, nhưng không thể vì thế mà để mọi doanh nghiệp nhà nước ào ạt chen chân.
0