Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội

Hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống tại gia đình và cộng đồng, không để dịch bệnh bùng phát.

Theo cơ quan chuyên môn dịch tễ cho biết: sau 7 ngày, các ổ bọ gậy sẽ phát sinh thành các con muỗi vằn đốt từ người bệnh sốt xuất huyết lây cho người khỏe mạnh. Vì vậy, người dân cần thường xuyên kiểm tra các vật dụng có nguy cơ chứa nước mưa xung quanh nhà.

Ông Trần Văn Hoàn, Phó Chủ tịch phường (Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm) cho hay: "Hàng tháng, phường đều tổ chức họp giao ban các tổ cộng tác viên để đánh giá thực trạng dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn phường, thực hiện công tác diệt bọ gậy hoặc vệ sinh môi trường để đảm bảo quản lý tốt dịch bệnh".

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết: "Trong quá trình triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh, chúng ta phải tuân thủ và hưởng ứng các chiến dịch vệ sinh môi trường của ngành y tế cũng như chính quyền địa phương và phải ra quân một cách đồng loạt từ các hộ gia đình, các khu dân cư nhằm giảm được mật độ muỗi xuống, từ đó giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết".

Từ đầu năm đến ngày 16/4, toàn Thành phố đã ghi nhận 209 trường hợp mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân ghi nhận tại 29/30 quận huyện thị xã (trừ huyện Ứng Hòa). Hiện tại tất cả các ca bệnh sốt xuất huyết đều đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, hiện nay mới là đầu mùa của dịch sốt xuất huyết nên người dân cần chủ động phòng chống dịch bệnh này tại gia đình và cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục An toàn Thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang xuất hiện trên thị trường.

Đã có 11/42 bệnh viện công lập của Hà Nội đã triển khai bệnh án điện tử, áp dụng đón tiếp khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip, tích hợp VNeID thay thế thẻ BHYT truyền thống.

Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện là cơ hội để các đơn vị tự nhìn nhận, phát huy năng lực, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng sự hài lòng của người dân đối với hệ thống y tế Thủ đô.

Không phải thuốc nhưng lại thường xuyên được tư vấn mua; không có tác dụng điều trị nhưng lại chiếm phần lớn chi phí của người bệnh - thực phẩm chức năng đang âm thầm trở thành gánh nặng không nhỏ cho những người bệnh, đặc biệt là người nghèo.

Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm hỗ trợ tốt, tuy nhiên bác sĩ cần có lời giải thích rõ ràng công dụng, tác dụng của thực phẩm chức năng để người bệnh có thể lựa chọn hay không.

Có bốn loại thuốc được làm giả theo danh mục mà Bộ Y tế đã cấp phép, điều này thực sự nguy hiểm với người sử dụng nếu như không được phát hiện kịp thời.