Nguồn nhân lực Logistics: vừa “thiếu”, vừa “yếu”

(HanoiTV) - Hiện Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp logistics, trong đó có 4.000 công ty có dịch vụ kết nối quốc tế. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% nhân lực đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngành “hot” trong tương lai

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện, logistics Việt Nam đang xếp thứ 60 trên thế giới, với tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt 5-6%.

Tại tọa đàm "Khởi nghiệp cùng logistics" do Hiệp hội DN logistics Việt Nam tổ chức chiều 2/11, PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Logistic VIệt Nam) cho biết: Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp logistics, trong đó có 4.000 công ty có dịch vụ kết nối quốc tế. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% nhân lực đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm "Khởi nghiệp cùng logistics" 

 Nhân lực logistics cần kỹ năng gì?

Ông Trương Tấn Lộc, đại diện Tân Cảng Sài Gòn cho biết: Dịch Covid -19 xảy ra, càng chứng tỏ sự quan trọng của ngành logistics. Tuy vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Hiện có tới 80,26% nhân viên trong các doanh nghiệp logistics được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày, 23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước, 6,9% nhân viên được các chuyên gia nước ngoài đào tạo, chỉ có 3,9% được tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài.

Trước thực trạng khan hiếm, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics đang trở nên hết sức cấp thiết. PGS – TS Thu Hòa cho hay, hiện hệ đào tạo bậc Đại học có 45 trường có ngành logistics; 54 trường Cao Đẳng và 11 trường Trung cấp có chương trình đào tạo logistic.

“Trong tương lai 5 năm tới, vị trí được tuyển dụng nhiều trong lĩnh vực logistics sẽ là khai báo hải quan, hành chính logistics, giao nhận hàng hóa, vận hành kho, quản lý kho, E-logistics, điều phối vận tải, công nghệ thông tin” – bà Hòa cho hay.

Cũng theo bà Hòa, thế hệ genZ có nhiều yếu tố để thích hợp với ngành này, đó là đặc điểm thích giao tiếp xã hội, thích hỏi hỏi những kỹ năng mới và đa nhiệm vụ.

Các doanh nghiệp logistics khi tuyển dụng cũng chú trọng và đánh giá cao nhân sự có kỹ năng sáng tạo, kỹ năng chuyển đổi số, tư tuy phản biện, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm…

Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu công việc ngành ngày, nhân lực phải được trang bị "hành trang" kỹ năng chuyên môn quan trọng như kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược, cùng các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian…

PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa khẳng định, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành logistics cho thấy, đây là ngành hot không chỉ hiện tại mà trong tương lai.

Vì vậy, về phía các cơ sở đào tạo, để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics, cần kiên trì phát triển nguồn nhân lực giảng viên giảng dạy về logistics; thu hút các chuyên gia về logistics trong nước và quốc tế tham gia giảng dạy, đào tạo; liên kết chặt chẽ với DN xây dựng chương trình đào tạo, thực hành, thực tập,… Việc hợp tác với doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế, thực tập, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là cần thiết. Sinh viên ngành Logisticscần thường xuyên được đi thực tế, tìm hiểu về các quy trình, thiết bị liên quan đến lĩnh vực đang được học.

Về phía sinh viên, cần năng động hơn nữa trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận các công ty dịch vụ logistics nếu muốn làm việc trong khu vực dịch vụ này, sau đó cần tích cực học hỏi trau dồi nghiệp vụ và kỹ năng làm việc

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV đã có văn bản yêu cầu Novaland mua lại bắt buộc lô trái phiếu NVLH2124002, sau khi công ty này không thể thanh toán hơn 285 tỷ đồng nợ gốc và lãi đến hạn.

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09 về tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới.

Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI, theo Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 2024.

Giá vàng trong nước xác lập mức giá kỷ lục mới vào phiên chiều ngày 16/4 với mức 115,5 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC.

Giá vàng trong phiên giao dịch ngày 16/4 trên thị trường châu Á tiếp tục đà tăng mạnh, chạm mức cao kỷ lục gần 3.275 USD một ounce.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2624 ngày 16/4/2025 yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp trên toàn quốc