Nguồn gốc ngày Valentine
Lễ hội Lupercalia chào đón mùa xuân đến, tôn vinh sự sinh sôi và ghép đôi phụ nữ với nam giới. Vào cuối thế kỷ thứ 5, Giáo hoàng Gelasius I đã cấm tổ chức lễ Lupercalia và có người cho rằng lễ Lupercalia đã được thay thế bằng Ngày lễ Thánh Valentine, nhưng nguồn gốc thực sự của ngày lễ này rất mơ hồ. Cho đến khoảng thế kỷ 14, lễ Valentine mới được coi là ngày tôn vinh tình yên đôi lứa.
Valentine là tên một vị thánh. Tìm kiếm trên Internet , có thể tìm thấy rất nhiều câu chuyện về tên gọi này. Thánh Valentine được cho là một linh mục La Mã, người đã tổ chức những đám cưới bí mật vào thế kỷ thứ ba, bất chấp lệnh cấm của chính quyền. Bị giam trong nhà của một quý tộc, ông đã chữa lành cho con gái mù của kẻ bắt giữ mình, thuyết phục cả gia đình chuyển sang Cơ đốc giáo. Những việc làm đó khiến ông bị kết án tử hình. Trước khi bị hành quyết vào ngày 14 tháng 2, ông đã gửi cho cô gái một bức thư có chữ “Valentine của em”.

Các lời chúc, hay còn gọi là các Valentine, xuất hiện vào những năm 1500 và đến cuối những năm 1700, những tấm thiệp chúc mừng nhân ngày này bắt đầu được in để bán. Lễ tấm thiệp thương mại đầu tiên ở Mỹ được in vào giữa những năm 1800. Các tấm thiệp thường có hình Cupid, vị thần tình yêu của người La Mã, cùng với trái tim, theo truyền thống trái tim là nơi chứa đựng cảm xúc. Vì người ta cho rằng mùa kết bạn tình của loài chim bắt đầu vào giữa tháng 2 nên loài chim cũng trở thành biểu tượng của ngày này. Quà tặng truyền thống bao gồm kẹo và hoa, đặc biệt là hoa hồng đỏ, biểu tượng của sắc đẹp và tình yêu.

Ngày này ban đầu phổ biến ở Mỹ cũng như ở Anh, Canada và Australia, đồng thời cũng được tổ chức ở các quốc gia khác, bao gồm Argentina, Pháp, Mexico và Hàn Quốc, nhưng ngày nay phổ biến hầu hết các quốc gia. Ở Philippines, hầu hết các cặp đôi tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới vào ngày này và đám cưới tập thể của hàng trăm cặp đôi không phải là hiếm trong ngày lễ Valentine. Và đây cũng là ngày để thể hiện tình cảm với người thân và bạn bè. Nhiều học sinh cũng tặng quà và thiệp chúc mừng cho nhau vào ngày này.
(Nguồn: History.com, Britanica, Thư viện Quốc hội Mỹ)


Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.
Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.
Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.
Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.
Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.
0