Nguồn cung lương thực thiết yếu toàn cầu năm 2024 sẽ giảm

Giá lương thực cao trong những năm gần đây đã thúc đẩy nông dân trên toàn thế giới trồng thêm ngũ cốc và hạt có dầu. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với nguồn cung thắt chặt hơn vào năm 2024, trong bối cảnh thời tiết bất lợi, các lệnh hạn chế xuất khẩu và yêu cầu về nhiên liệu sinh học cao hơn.

Hiện tượng thời tiết El Nino, gây khô hạn ở phần lớn châu Á trong năm nay, được dự báo sẽ tiếp tục cho đến ít nhất là tháng 4 - tháng 5/2024.

Brazil gần như chắc chắn sẽ sản xuất ít ngô hơn và Trung Quốc đang gây bất ngờ khi mua khối lượng lớn lúa mì và ngô từ thị trường quốc tế.

Vụ lúa mì tiếp theo của Ấn Độ cũng bị đe dọa do thiếu nước, khiến nước tiêu thụ lúa mì lớn thứ hai thế giới này có thể phải nhập khẩu loại nông sản này lần đầu tiên sau 6 năm.

Nguồn cung lương thực thiết yếu toàn cầu năm 2024 sẽ giảm

Sản lượng dầu cọ toàn cầu cũng có khả năng giảm trong năm 2024, trong khi nhu cầu sản xuất dầu diesel sinh học và dầu cọ sử dung trong chế biến, nấu ăn tăng cao.

Sau nhiều năm tăng mạnh, giá lúa mì, ngô và đậu nành toàn cầu đang có xu hướng giảm do "nút thắt" ở Biển Đen dần được tháo gỡ và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, giá lương thực vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc nguồn cung và lạm phát lương thực trong năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.