Người Việt tiêu gần 900 tỷ đồng/ngày mua hàng online

873,6 tỷ đồng là số tiền người Việt Nam chi tiêu trung bình mỗi ngày trên các sàn thương mại điện tử lớn, gồm: Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo.

Theo báo cáo của Metric, số liệu trên ghi nhận vào năm 2024. Doanh số giao dịch online đã tăng hơn 37% so với năm 2023, cho thấy xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Năm 2024, các ngành hàng bán chạy nhất gồm: làm đẹp, nhà cửa, thời trang. Trong khi đó, bách hóa - thực phẩm tăng trưởng cao nhất. Hàng nhập khẩu cũng ghi nhận mức tăng mạnh nhờ logistics cải thiện và chính sách bảo vệ người mua tốt hơn.

Cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, đặc biệt khi sản phẩm nước ngoài chiếm ưu thế. Chính phủ đã điều chỉnh chính sách thuế để hỗ trợ hàng nội địa, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng và chiến lược kinh doanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những bất ổn trong bối cảnh thuế quan mới của Mỹ đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng, dẫn đến sự co hẹp của dòng tiền, giảm thanh khoản và tạo áp lực bán tháo trên diện rộng.

Thuế quan sẽ là một "cơn gió ngược" đối với các ông lớn trong ngành giày thể thao, làm tăng sự biến động trong thương mại mà các nhà bán lẻ giày dép đang cố gắng điều hướng.

Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch đầy biến động, giảm hơn 100 điểm chỉ trong hai phiên cuối tuần do ảnh hưởng từ thông tin Mỹ áp thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.

Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu vào ngày 7/4, nhiều chỉ số chạm đáy sau nhiều năm, khiến một số thị trường phải tạm dừng giao dịch.

Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.