Người Việt đã chi khoảng 156.000 tỷ đồng mua sắm trực tuyến
Những hình thức bán hàng trực tuyến mới đang ngày càng phát triển để người mua tiếp cận hàng hóa một cách chân thực, tăng niềm tin, từ đó dễ dàng rút hầu bao mua sắm hàng hóa
Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, người Việt đã chi khoảng 156.000 tỷ đồng để mua sắm trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam trong nửa đầu năm 2024. Những con số này không chỉ phản ánh sự phát triển nhanh chóng của thị trường mà còn cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt.
Nếu như trước đây, khi mua hàng online người mua hàng lo ngại về chất lượng hàng hóa không giống như quảng cáo, thì nay hình thức bán hàng livestream bùng nổ đã giúp người tiêu dùng dễ dàng tương tác với người bán về thông tin sản phẩm.
Nắm bắt xu hướng này, các sản phẩm nông sản hiện nay cũng hướng tới thị trường thương mại điện tử. Dù chưa quen với việc livestream bán hàng, nhưng nhà sản xuất cũng dần thay đổi nhận thức, tư duy từ phạm vi, quy mô nhỏ lẻ, tự phát sang tư duy kinh doanh trên nền tảng số nhằm đa dạng hóa phương thức bán hàng.
Việc thực hiện livestream trên nền tảng TikTok và các trang mạng xã hội sẽ góp phần quảng bá, tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử kết tinh trong từng sản phẩm để doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng toàn quốc góp phần thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh.


Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.
Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.
0