Người Việt chi 156.000 tỷ đồng mua hàng online

Theo thống kê của nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, người Việt đã chi khoảng 156.000 tỷ đồng để mua sắm trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam trong nửa đầu năm 2024.

Những con số này không chỉ phản ánh sự phát triển nhanh chóng của thị trường mà còn cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt, khẳng định thương mại điện tử đã đóng góp quan trọng, trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Chị Phạm Thị Thảo Trinh (phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Một tuần thì tôi đi trung tâm thương mại tầm ba ngày. Trên sàn thương mại điện tử thì hầu như tôi đặt mỗi ngày".

Thương mại điện tử  trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử đã thay đổi nhiều chính sách để bảo vệ quyền lợi khách hàng, qua đó kích cầu mua sắm, tăng doanh thu trên sàn thương mại điện tử

Ông Phan Mạnh Hà, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Shopee, cho hay: “Shopee mong muốn mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn, linh hoạt và tiện lợi cho người dùng, từ đó thu hút thêm nhiều người tham gia mua sắm trên sàn thương mại điện tử".

Các sàn thương mại điện tử đã thay đổi nhiều chính sách để bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Quý II/2024, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam, bao gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop đạt khoảng 85.000 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, cần có những chính sách xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của thương mại điện tử.

Tổng doanh thu trên 5 sàn TMĐT bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam đạt khoảng 85.000 tỷ đồng.

Sự phát triển bền vững của thương mại điện tử không chỉ đóng góp vào nền kinh tế số mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VN-Index mở đầu phiên chiều với diễn biến giằng co trên mốc tham chiếu, tuy áp lực bán xuất hiện trở lại nhưng chỉ số vẫn đóng cửa trong sắc xanh tích cực.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 800 triệu USD (khoảng 20.000 tỷ đồng) để nhập các loại rau quả từ Trung Quốc, trong đó chủ yếu là trái cây.

Bộ Tài chính cho biết, quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử khấu trừ và khai, nộp thuế thay người bán nhằm chống thất thu thuế, giảm chi phí, thủ tục hành chính.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, mặc dù trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm, nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam 10 tháng đạt gần 7,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 4,86 tỷ USD.

Số liệu kinh tế Mỹ gần đây khiến nhà đầu tư giảm đặt cược khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong phiên họp tháng 12.