Người vay mua nhà lo lãi suất tăng cao
Lý do đây là lĩnh vực luôn bị kiểm soát chặt dòng tín dụng rót vào theo định hướng của nhà điều hành và cũng là nhóm phải chịu hệ số rủi ro cao nhất trong các loại tài sản khi tính toán hệ số an toàn vốn của các ngân hàng.
Thực tế lãi suất tiền gửi đã phát tín hiệu tăng dần từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng cũng đã không còn dồi dào như trước vì tăng trưởng tín dụng vượt trội đáng kể so với tăng trưởng huy động vốn, nhất là khi áp lực lạm phát cũng đang tác động lên tâm lý người gửi tiền. Trong một báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán VN Direct nhận định lãi suất đô la Mỹ tăng gây áp lực lên lãi suất trong nước, theo đó, lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng dự kiến sẽ tăng thêm 20-40 điểm cơ bản trong những tháng cuối năm.

Lãi suất ngân hàng vay mua nhà trong tháng 5 dao động từ 4,99%/năm đến 8,99%/năm với thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi từ 3 tháng đến 36 tháng. Như vậy, bước sang tháng mới, lãi suất vay mua nhà hầu như không có sự thay đổi so với thời điểm tháng trước.
Lãi suất ngân hàng vay mua nhà thấp nhất tháng 5/2022 thuộc về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) với mức 4,99%/năm. Mức lãi suất này được đánh giá là rất cạnh tranh so với các gói vay mua nhà trên thị trường, áp dụng cho khách vay mua nhà từ từ 10/1/2022 đến hết 31/12/2022 nhưng chỉ cố định trong 3 tháng đầu với khoản vay có thời hạn trên 24 tháng. Bù lại, ngân hàng hỗ trợ đến 90% giá trị căn nhà với thời hạn vay lên tới 35 năm nhằm giảm áp lực tài chính cho khách vay và hỗ trợ giải ngân ngay khi chưa hoàn thiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
PVcomBank tiếp tục duy trì lãi suất ngân hàng vay mua nhà thấp thứ hai, ở mức 5%/năm. Mức lãi suất này chỉ áp dụng cho 6 tháng vay đầu tiên, khi hết thời hạn hưởng ưu đãi, lãi suất sẽ được cố định là 12%/năm cho những tháng kế tiếp. Hạn mức cho vay tối đa tại ngân hàng này lên đến 85% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn vay tối đa 20 năm.
Người mua nhà tại Việt Nam khi vay ngân hàng cũng thường vay trả góp kỳ hạn lên tới 15-20 năm, với lãi suất trong các hợp đồng vay theo quy định thả nổi chứ không cố định.
Lãi suất cho vay có thể được điều chỉnh hàng quí/sáu tháng hoặc hàng năm theo lãi suất cơ sở của các ngân hàng, trong đó cấu phần chi phí vốn dựa trên lãi suất tiền gửi đầu vào chiếm tỷ trọng chủ yếu khi xác định lãi suất cơ sở. Đây là cách để giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro lãi suất khi cho vay trung, dài hạn.
Theo số liệu cập nhật mới đây từ Ngân hàng Nhà nước, nếu như năm 2018 mức tăng trưởng dư nợ tín dụng bất động sản là 26,76% thì đến năm 2021 tuy chỉ còn 15,37%, nhưng rõ ràng vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế là 13,53%.
Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng đối với phân khúc nhà ở luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 60% dư nợ tín dụng bất động sản, cho thấy ngành ngân hàng tập trung nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nhà ở của người dân. Cụ thể, đến thời điểm 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2.240.166 tỉ đồng, tăng 7,87% so với thời điểm 31/12/2021, chiếm tỷ trọng 20,23% tổng dư nợ tín dụng chung; trong đó, dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 7,75%, chiếm tỷ trọng 65,01% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản, còn dư nợ tín dụng kinh doanh bất động sản tăng 8,1%, chiếm tỷ trọng 34,99%.
Thời gian gần đây đã có những tín hiệu cắt lỗ ở một số phân khúc đầu tư nhà ở, trong bối cảnh thu nhập của không ít người đã bị ảnh hưởng đáng kể trong hai năm vừa qua nên không còn kham nổi chi phí lãi vay, cũng như lo ngại xu hướng lãi suất đang tăng trở lại kéo theo nguy cơ đóng băng của thị trường bất động sản nối tiếp rủi ro bong bóng hiện nay.
Nhìn vào trường hợp của nước láng giềng Trung Quốc, gần đây để vực dậy thị trường nhà ở vốn đã bị thiệt hại nặng nề do chính sách siết chặt tín dụng bất động sản và thanh lọc thị trường trước đây, nền kinh tế số 2 thế giới đã giúp các nhà phát triển lớn và thuộc sở hữu nhà nước dễ dàng huy động vốn hơn, nới lỏng các quy định về tài khoản ký quỹ cho các quỹ bán trước và cho phép một số chính quyền địa phương cắt giảm tỷ lệ thế chấp và tỷ lệ thanh toán thấp hơn. Và mới tuần rồi, các cơ quan tài chính đã quyết định cắt giảm thêm lãi suất cho vay thế chấp đối với người mua nhà ở nước này.


Theo các chuyên gia pháp lý, người mua nhà tại dự án CT6 Kiến Hưng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để bổ sung hồ sơ, chứng cứ và bảo vệ quyền lợi của mình.
“Nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất 'đầu thừa đuôi thẹo', những nơi 'khỉ ho cò gáy'. Phải ưu tiên nhà ở xã hội trước rồi mới đến nhà ở thương mại", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại “Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội” được tổ chức chiều nay (6/3) tại Hà Nội.
Vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng (quận Hà Đông) liên quan tới Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản vừa được Công an TP. Hà Nội phục hồi điều tra.
Bộ Xây dựng đang tích cực nghiên cứu để sớm thành lập quỹ Nhà ở quốc gia, tạo tiền đề quan trọng để phát triển nhà ở giá rẻ.
Hội nghị toàn quốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội sẽ diễn ra tại Hà Nội vào hôm nay để thúc đẩy và khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp BĐS tham gia xây dựng nhà ở xã hội và bổ sung nguồn cung nhà giá rẻ cho người dân.
Năm 2024 đi qua, cả nước mới thực hiện được 16% kế hoạch phát triển NƠXH - một con số quá khiêm tốn. Mặc dù truyền thông được đẩy mạnh nhưng việc phát triển Nhà ở xã hội thời gian qua lại chưa được như mong muốn.
0