Người phụ nữ sống sót sau 91 giờ dưới đống đổ nát

Một phụ nữ 63 tuổi đã được lực lượng cứu hộ tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar giải cứu thành công vào sáng 1/4, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng.

Theo Sở Cứu hỏa Myanmar, trận động đất với độ lớn 7,7 hôm 28/3 có tâm chấn gần Mandalay - thành phố lớn thứ hai của nước này - đã khiến ít nhất 2.719 người thiệt mạng, hơn 4.520 người bị thương và hơn 400 người mất tích.

Số thương vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng do nhiều khu vực bị cô lập, mất điện, viễn thông và giao thông bị gián đoạn, gây khó khăn cho công tác cứu trợ.

Lực lượng cứu hộ chuyển người sống sót sau động đất tại Mandalay, Myanmar ngày 31/3. Ảnh: THX.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hơn 10.000 tòa nhà tại miền Trung và Tây Bắc Myanmar đã bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng.

Hầu hết thông tin về thiệt hại chỉ được ghi nhận chủ yếu tại Mandalay và Naypyitaw, trong khi mức độ tàn phá thực sự ở các khu vực xa xôi vẫn chưa thể đánh giá chính xác.

Trận động đất cũng ảnh hưởng đến nước láng giềng Thái Lan, làm sập một tòa nhà cao tầng đang thi công ở Bangkok, khiến 20 người thiệt mạng và 34 người bị thương. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy hai thi thể, với hàng chục công nhân vẫn mất tích dưới đống đổ nát.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.