Người nhà bệnh nhân co ro trong giá rét
Dù trời rét mướt nhưng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại cách bệnh viện dường như không giảm. Cứ một bệnh nhân đi kèm 1-2 người nhà, càng khiến bệnh viện thêm đông đúc. Dưới thời tiết lạnh sâu kèm theo mưa, những người nhà bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành xuống bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt đã phải vật vờ ngồi ngoài hành lang, nằm dưới gốc cây, ghế chờ để chờ đợi và ngóng tin tức của người thân. Ăn vội miếng bánh mỳ để chờ đến giờ thăm chị gái mình mới phẫu thuật xong, chị Nguyễn Thị Bích, 48 tuổi, Hưng Yên đã gắn bó với góc hành lang bệnh viện được ba đêm, vì điều kiện không cho phép và không có người thay luân phiên nên chị không thuê trọ bên ngoài mà ở luôn trong viện, khi nào cần chị ra ngoài tắm rửa, giặt giũ thuê rồi lại vội vào.

Cùng cảnh trông người nhà nằm viện như chị Nguyễn Thị Bích là hàng trăm người ở Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, vào giờ không được chăm bệnh họ phải ngồi ở ngoài khu vực điều trị, có khoa do quá chật chội người nên phải ngồi ngoài. Chị Nguyễn Thị Như quê ở tỉnh Hưng Yên cho biết, chị đưa con trai lên bệnh viện Việt Đức được hai ngày cũng đúng vào thời điểm Hà Nội lạnh kỷ lục của mùa đông năm nay khiến nỗi vất vả, lo lắng như càng nhân lên.
Tại Bệnh viện Bạch Mai dù vào buổi sáng, buổi trưa, hay buổi chiều, dù rét mướt nhưng vẫn có rất nhiều người nhà chăm bệnh nhân ngồi ngoài trời chờ đợi. Chị Khiếu Thị Sang, 30 tuổi sống tại Sơn Tây, Hà Nội để lại con nhỏ một tuổi vừa cai sữa được hai ngày cho bà trông để kịp đưa chồng lên cấp cứu do sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai. Bản thân chị cũng chấp nhận nằm chờ phía ghế đá bệnh viện mặc cho trời mưa rét để tiếp nhận thông tin cấp cứu của bác sĩ kịp thời.


Chia sẻ với người nhà của bệnh nhân cấp cứu từ các tỉnh chuyển lên, Bệnh viện Bạch Mai đã lắp 20 "cây sưởi" dùng gas công nghiệp đặt tại các vị trí trên vỉa hè dọc trục đường Khoa Cấp cứu A9 để giúp người nhà bệnh nhân yên tâm chăm sóc người bệnh. Các cây sưởi gas công nghiệp được thiết kế dạng ô xòe, cao gần 2m, sử dụng gas làm nhiên liệu phát nhiệt, hoạt động ổn định, an toàn, hiệu suất cao, thời gian ra nhiệt nhanh, lưu lượng nhiệt có thể đạt tới 12kw (gấp sáu lần máy sưởi thông thường). Tuy nhiên, với lượng người bệnh và người nhà người bệnh quá đông rất khó để các bệnh viện đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, người dân cần tự ý thức bảo vệ chính mình trước thời tiết khắc nghiệt./.


Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.
0