Người nghệ nhân giữ nghề làm lồng chim làng Vác

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ hoàn thiện chiếc lồng chim bằng tre.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ (Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Nội) là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống làm lồng chim.

Bố của ông là cụ Ba Mi (Nguyễn Đức Nghi), người nổi tiếng trong giới làm lồng chim từ đầu thế kỷ XX và cũng là người đem nghề làm lồng chim về với làng Vác.

NSƯT Hồng Kỳ bên cạnh cặp lồng cổ của gia đình ông Nguyễn Văn Nghệ sản xuất đã gần 100 năm.

Theo ông Nghệ, để làm ra một chiếc lồng chim bằng tre đẹp, bền, sang, đòi hỏi những người thợ có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ, thao tác qua hàng loạt công đoạn như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, vót nan, khoan lỗ, làm vanh (vành), làm cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ chuốt vanh đáy của lồng chim.

Ông Nguyễn Văn Nghệ là người làm lồng chim làng Vác duy nhất được phong tặng nghệ nhân làng nghề và ông đã lập kỷ lục với chiếc lồng chim cao 2,7m, rộng 0,9m, giành giải Ba trong một cuộc thi làm lồng chim ở Hà Nội (năm 2011).

Đến thời điểm hiện tại, dù vấp phải sự cạnh tranh từ nhiều loại lồng chim các nước như Trung Quốc, Đài Loan,.. nhưng lồng chim làng Vác luôn có chỗ đứng trong lòng những người chơi sinh vật cảnh.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ lắp lồng chim sơn ca cùng với cháu của mình.

Ngoài việc làm lồng chim, nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ còn sử dụng kỹ thuật làm lồng chim để sản xuất đèn lồng tinh xảo và xuất đi nhiều nước như Pháp, Thái Lan, Malaysia…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ kiểm tra chất lượng lồng đèn.

Đón xem “Đan chuốt lồng tre" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 03/08/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.

Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.

Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.

Ngày mưa cũng như ngày nắng, những nữ công nhân môi trường vẫn miệt mài thực hiện nhiệm vụ. Tiếng loa phát thanh trên những chiếc xe chở rác vẫn luôn vang lên trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội.