Người mang nón lá kết nối thế giới với Việt Nam
Gắn bó với nghề từ nhỏ, nghệ nhân Tạ Thu Hương xã Phương Trung, huyện Thanh Oai đã có khát khao muốn đưa nón lá quê mình vượt khỏi làng Chuông đi muôn nơi. Cơ duyên ấy đến nay đã trở thành hiện thực khi nghệ nhân Tạ Thu Hương không chỉ "giữ hồn" giá trị văn hóa truyền thống của nón lá mà còn góp phần đưa nón làng Chuông tiếp tục vươn ra thế giới, mang theo những nét đẹp của văn hóa Việt Nam…

Người dân làng Chuông gọi nghệ nhân Tạ Thu Hương với cái tên trìu mến là “Hương nón” và dành sự trân trọng cho người đã khơi dậy niềm đam mê với nghề truyền thống cũng như lưu giữ những giá trị của nghề nón làng Chuông trước nguy cơ mai một. Chị Hoàng Thị Hậu, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai chia sẻ: "nghề nón được lưu truyền nhiều đời, thế hệ chúng tôi được dạy làm nón từ khi còn nhỏ, mỗi một chiếc nón được hoàn thiện chúng tôi đều rất vui. Lớp trẻ con cháu chúng tôi bây giờ chúng ra ngoài làm việc không còn thích thú và đam mê nghề làm nón như chúng tôi nữa, nguy cơ mai một ngày càng lớn. Cũng rất may nơi đây còn có chị Thu Hương đưa được những chiếc nón ra thế giới thổi thêm động lực để chúng tôi tiếp nối với nghề".
Từ chiếc nón lá truyền thống của quê hương, với nhiều ý tưởng phong phú Chị Hương đã sáng tạo ra hàng trăm mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng không chỉ trong nước. Những mẫu nón lá chứa đựng trong đó tình yêu quê hương đất nước đã cùng chị Hương và người dân làng Chuông bay xa hơn. Nghệ nhân Tạ Thu Hương, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai cho hay: "Được bà con quê hương yêu quý cũng là động lực để tôi gắn bó với nghề, tạo công ăn, việc làm cho các chị em. Đến nay chúng tôi đã sản xuất ra nhiều chủng loại nón như nón lụa, nón lá sen, nói quai thao, nón du lịch... tất cả đều đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường và giá cả hợp lý".
Để không chỉ quảng bá sản phẩm của làng nghề phát triển hơn nữa, chị Hương đã thành lập tại gia đình điểm kết nối du lịch làng nghề. Trung bình mỗi tháng, gia đình chị đón hàng nghìn du khách trong các tua du lịch đến tham quan, trải nghiệm làng nghề.

Từ làng Chuông, những chiếc nón lá mang tâm hồn Việt đã theo du khách đi khắp nơi trên thế giới. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất của nghệ nhân Tạ Thu Hương xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu 5.000-6.000 chiếc nón lụa và nón thêu phong cảnh, không chỉ mang về nguồn thu nhập cao cho gia đình mà còn tạo việc làm cho 30 lao động thường xuyên với mức lương trung bình 4-5 triệu đồng/người/tháng.


Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" do Đài Hà Nội thực hiện đã khép lại với nhiều cảm xúc, được ví như một cuốn phim sống động kể về cuộc đời, con người và di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bến hoa Phúc Xá dần thay đổi với sắc màu rực rỡ, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều người dân và du khách.
Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
0