Người dân trông chờ việc thu hồi tài sản vụ Vạn Thịnh Phát
Thảo luận ở hội trường về các báo cáo, các đại biểu Quốc hội cho rằng, bức tranh chung về tình hình an ninh, trật tự xã hội trong năm 2023 còn những vấn đề đáng lo ngại khi tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng.
Theo đại biểu, năm 2023 kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Lợi dụng tình hình đó tội phạm đã nổi lên. Công tác phòng chống tội phạm dù đã đạt nhiều kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng như: số vụ giết người, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, gây rối trật tự công cộng.
Ông Phạm Văn Hòa - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu: "Trong vụ Vạn Thịnh Phát, các tội phạm thực hiện hành vi làm khống cả nghìn hồ sơ để vay, chiếm dụng trên một triệu tỷ đồng của Ngân hàng SCB, trong đó có trên 500 nghìn tỷ tiền gửi của người dân, thậm chí Trưởng đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ 5,2 triệu USD. Có thể nói đây là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay và vụ án này có số lượng tiền bị chiếm dụng, có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất. Vụ này có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, còn những tảng băng khác chưa bị vỡ. Người dân rất trông chờ vào việc thu hồi tài sản, tiền của các đối tượng trong vụ án này. Tôi mong Chính phủ, các ngành chức năng có đánh giá thật kỹ, thực tế, khách quan, cầu thị về thực trạng trên khi trong năm nay các vụ việc, số người vi phạm lại tăng trong khi các vụ giảm lại không đáng kể, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục hữu hiệu, lấy lại lòng tin với người dân, nhất là vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt, tâm lý, tình cảm, cuộc sống bình yên của người dân”.

Theo đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu Hoàng Quốc Khánh, bức tranh chung về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2023 tăng cả về số vụ, số người chết và thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra, trong đó một số loại tội phạm tăng mạnh, nhất là tội phạm gây rối trật tự công cộng không chỉ gây bất an cho nhân dân mà còn thể hiện những hạn chế nhất định trong công tác phòng ngừa tội phạm trên một số lĩnh vực. Đại biểu cho biết: "Nguyên nhân do tình hình tội phạm tăng theo báo cáo của Chính phủ do tình hình Covid-19 với những khó khăn về kinh tế xã hội tác động đến đời sống, việc làm của một bộ phận người dân, theo tôi còn một số nguyên nhân khác, đó là công tác đánh giá, dự báo tình hình chưa tốt và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức, nhất là cảnh báo phương thức thủ đoạn phạm tội để người dân biết, phòng ngừa đấu tranh. Đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ nguyên nhân để từ đó có những giải pháp phòng ngừa đấu tranh hiệu quả".

Đại biểu Quốc hội thống nhất cao với 8 nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2024, trong đó, tiếp tục tăng cường đấu tranh các loại tội phạm; tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; công tác bắt, giam, giữ và điều tra, xử lý tội phạm.


Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ phê bình 30 Bộ, cơ quan Trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Nikol Pashinyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia vào chiều ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, là dịp để chỉnh huấn, chỉnh quân, tự kiểm điểm, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện công tác chuyên môn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Burundi vào cuối giờ chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào chiều ngày 4/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng.
0