Người dân thắt chặt hầu bao, doanh nghiệp bán lẻ gặp khó
“Săn sale” là một cụm từ mà những tín đồ mua sắm dùng để nói về hoạt động mua hàng giảm giá. Nắm bắt tâm lý của người mua hàng, thích “săn sale”, nhiều nhãn hàng, siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra các đợt khuyến mại hấp dẫn để kích cầu tiêu dùng, đặc biệt dịp cuối năm. Chị Cù Thị Bích Hạnh - một người dân Hà Nội cho biết, trước đây chị cũng chi tiêu khá nhiều cho các đợt giảm giá. Tuy nhiên năm nay, do công việc kinh doanh khó khăn, tình hình lạm phát tăng nên chị tập trung chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của gia đình chứ không mua sắm những mặt hàng khác dù có giảm giá.
Bà Hà Thúy Hải - một giáo viên về hưu, vợ chồng bà có một khoản tiền tiết kiệm gửi ngân hàng. Ngoài tiền lương hưu, tiền lãi ngân hàng cũng là một khoản thu nhập hàng tháng của gia đình. Từ đầu năm đến nay, lãi suất ngân hàng liên tục giảm sâu về mức thấp nhất kể từ thời điểm dịch Covid - 19, khiến cho số tiền hàng tháng nhận về từ tiền lãi ngân hàng cũng giảm đi. Điều đó cũng khiến bà Hải đắn đo trong chi tiêu, xác định khoản nào nên và không nên cắt giảm.
Ngoài ra, giá điện tăng kéo theo chi phí sinh hoạt và giá cả hàng hóa cũng tăng. Đó cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng tính toán trong chi tiêu, không còn dễ dàng chi trả cho những sở thích cá nhân không thiết yếu.
Người dân thắt chặt chi tiêu, giảm dần tích trữ hàng hoá không phải tình trạng của riêng Việt Nam mà còn là của các nước trên thế giới khi lạm phát tăng cao, tình hình địa chính trị phức tạp. Tuy nhiên với những mặt hàng thiết yếu, nhu cầu vẫn sẽ gia tăng dịp cuối năm, do đó các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cần có phương án trong việc chuẩn bị nguồn cung hàng hoá để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Có thể thấy, để kích cầu tiêu dùng cần giảm khâu trung gian, từ đó kéo giảm giá hàng hóa, thu hút thêm nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh chính sách hỗ trợ, sự nỗ lực của doanh nghiệp đa dạng thị trường cũng rất quan trọng, thị trường nội địa có quy mô hơn 100 triệu dân là rất lớn, cần xác định đây là bệ đỡ cho doanh nghiệp lúc khó khăn. Chính phủ và Quốc hội đang bàn kéo dài chương trình hỗ trợ đến năm 2024 để tạo ra một niềm hứng khởi, tạo luồng gió thúc mọi người tiêu dùng nhiều hơn.


Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.
Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.
Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.
0