Người dân Hà Nội ngóng trông 600 nhà chờ xe buýt có mái che

(HanoiTV) - Hà Nội có 3.775 điểm dừng xe buýt nhưng tỷ lệ các điểm có nhà chờ chỉ chiếm gần 10%, do đó hành khách đi xe buýt rất vất vả khi đứng chờ xe dưới trời nắng nóng hay mưa gió.
Một điểm nhà chờ xe buýt nhanh BRT. 

Điểm chờ xe buýt trước chung cư HH Linh Đàm luôn đông khách nhưng mấy ngày mưa vắng hẳn không thấy bóng dáng người đợi xe buýt vì lý do ở đây không có nhà chờ.

Điểm chờ xe buýt này có nhiều tuyến buýt chạy qua rất thuận tiện, hàng ngày bà Thủy sống trong tòa nhà HH vẫn ra đây chờ bắt xe đi làm hay đi chợ, đi chơi,... nhưng mấy tuần qua mưa liên tục bà đành ở nhà hoặc đi phương tiện khác vì nếu đi xe buýt mưa xuống không biết trú vào đâu.

Tại khu Linh Đàm có mấy điểm đón xe buýt nhưng chỉ có một nhà chờ trên trục đường chính vào khu đô thị mà tại đây lại không đông khách, còn các điểm khác đều không có nhà chờ. Do đó, hành khách đi xe buýt khá vất vả khi phải đứng chờ trong thời tiết mưa gió hoặc nắng nóng.

Tình trạng không có nhà chờ xe buýt tại khu đô thị Linh Đàm không phải là cá biệt.

Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có 3.775 điểm dừng xe buýt (361 điểm có nhà chờ, chiếm tỷ lệ gần 10%). Theo đó, khu vực 12 quận nội thành có 1.329 điểm (340 điểm có nhà chờ, tỷ lệ trên 25%), khu vực ngoại thành gồm 2.446 điểm dừng (21 điểm có nhà chờ, tỷ lệ dưới 1%).

Chờ xe buýt tại điểm đón xe buýt gần Trường Trung cấp Công nghệ Chế tạo máy trên đường Nguyễn Trãi, là người thường xuyên đi xe buýt, chị Nguyễn Hương Trà, nhân viên một cơ quan trên quận Hoàn Kiếm cho biết, nhiều điểm dừng chỉ có một cột biển báo gây bất tiện cho người dân đi phương tiện này, nhất là đối với trẻ em hay người cao tuổi.

Mỗi lần chờ xe buýt cũng đến 10-15 phút mà dưới thời tiết nắng nóng gay gắt như những ngày này thật khủng khiếp.

“Giá điểm chờ có mái che, ghế ngồi thì hành khách đỡ vất vả hơn,” chị Nguyễn Hương Trà nói.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển xe buýt; trong đó, có giải pháp phát triển hạ tầng phục vụ xe buýt.

Năm 2019, thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng đồng bộ 600 nhà chờ xe buýt đạt tiêu chuẩn châu Âu theo hình thức đối tác công tư; trong đó, có 235 nhà chờ lắp đặt mới và thay thế 365 nhà chờ hiện có theo lộ trình.

Địa điểm lắp đặt nhà chờ xe buýt trên các tuyến đường đủ điều kiện thuộc phạm vi 12 quận nội thành Ba Đình, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông.

Hệ thống nhà chờ được xây dựng theo hướng hiện đại đạt tiêu chuẩn châu Âu, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan đô thị; tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Nhà đầu tư tự bỏ 100% kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành khai thác và duy tu bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ hạng mục công trình trong thời hạn 20 năm.

Hiện tại, việc thiết kế, thẩm định đang được các cơ quan chuyên môn thực hiện. Dự án sẽ được thực hiện theo đúng các trình tự, quy định pháp luật.

Sau khi dự án được thành phố phê duyệt, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được đấu thầu rộng rãi theo quy định Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các quy định liên quan để bảo đảm công khai, minh bạch, qua đó chọn được nhà đầu tư có năng lực đáp ứng tốt nhất yêu cầu, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.

Mới đây, được Ủy ban Nhân dân thành phố giao nhiệm vụ nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng nhà chờ xe buýt trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội và thị xã Sơn Tây, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã có thông báo kêu gọi các đơn vị có nhu cầu và khả năng hợp tác cùng Tổng công ty triển khai đầu tư hệ thống nhà chờ xe buýt trên địa bàn các huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây để thu hút người dân tham gia, sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chế tạo ba cầu dàn Bailey dự phòng nhằm xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Sở Xây dựng Hà Nội đã xử lý được hai trong tổng số 37 điểm ùn tắc giao thông trong quý I/2025, bao gồm nút giao Lĩnh Nam - Đỗ Mười; hai đầu cầu vượt Mễ Trì, đường Cương Kiên.

Sở Xây dựng Hà Nội bắt đầu thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) từ ngày 12/4.

Một công dân ở Hà Nội vẫn trích lục thành công bản sao đăng ký kết hôn sau 50 năm và không còn giữ bản gốc tại Chi nhánh số 3, Trung tâm phục vụ hành chính công TP Hà Nội.

Không khí lạnh được dự báo ảnh hưởng đến miền Bắc từ ngày 12/4, sau đó trời chuyển rét, vùng núi cao có nơi dưới 13 độ C.

Đại sứ quán Pakistan tại Việt Nam đã tổ chức lễ kỉ niệm 85 năm Ngày quốc khánh Pakistan tại Hà Nội vào tối 9/4, qua đó nhấn mạnh Việt Nam và Pakistan có quan hệ hữu nghị truyền thống và tiềm năng hợp tác to lớn.