Người dân chưa quan tâm đến hóa đơn bán lẻ xăng dầu
Hiện nay, tại một số cơ sở kinh doanh xăng dầu, vẫn còn khá nhiều người dân khi mua hàng không biết hoặc không quan tâm việc, doanh nghiệp phải xuất hóa đơn điện tử bán lẻ trên từng lần bán.
Việc áp dụng hóa đơn điện tử từ lâu đã được Chính phủ khuyến khích áp dụng với các mục tiêu chính: để người nộp thuế nhận được những lợi ích lâu dài; ngăn chặn thất thu thuế nhà nước; quản lý tốt hơn việc minh bạch trong kinh doanh, quản lý nguồn hàng... Với mặt hàng xăng dầu cũng vậy. Tuy nhiên, với đa phần người dân, họ lại chưa quan tâm việc lấy hóa đơn sau mỗi lần mua hàng.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng chưa trang bị máy móc, thiết bị phục vụ việc xuất hóa đơn điện tử.
Một chủ cửa hàng xăng dầu tư nhân chia sẻ: "Chúng tôi chủ yếu xuất tất cả cho các người mua hàng. Đặc biệt là các cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hoặc một số cá nhân họ có nhu cầu xuất hóa đơn thực tế. Còn một số ca nhân mua ít họ cũng không lấy."
Bên cạnh đó, người dân chưa quan tâm cũng như chưa có thói quen lấy hóa đơn điện tử sau mỗi lần mua lẻ xăng dầu. Việc quy định xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần mua bán xăng dầu đóng vai trò rất quan trọng theo quy định tại Nghị định 80/2023, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, tránh thất thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên đề nghị định đi vào đời sống cần có lộ trình phù hợp.
Trên thực tế, quy trình xuất hóa đơn tại các cửa hàng xăng dầu đã có từ lâu, tuy nhiên vẫn được làm thủ công và mất thời gian cho cả người bán và người mua xăng dầu. Chính điều này tạo điều kiện cho sự gian lận trong việc hợp thức hóa hóa đơn lĩnh vực xăng dầu. Do đó, việc áp dụng hóa đơn điện tử trên từng lần bán xăng dầu kỳ vọng sẽ giúp tăng cường kiểm soát phát hành hóa đơn cũng như quản lý doanh thu và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn tình trạng trốn thuế, gian lận trong kinh doanh xăng, hạn chế tình trạng dầu lậu, kém chất lượng, đảm bảo công bằng cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính.


Việc hoàn thành tuyến đường song hành vào tháng 10/2025 là không thể, bởi tiến độ bàn giao mặt bằng của các địa phương đang chậm - đại diện một số nhà thầu cho biết.
UBND quận Hà Đông đã thẩm định và phê duyệt các phương án bồi thường với kinh phí gần 860 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chế tạo ba cầu dàn Bailey dự phòng nhằm xử lý sự cố về cầu, tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng phủ rộng, hình thức phạt nguội sẽ phát huy hiệu quả trong công tác xử lý vi phạm, tránh tình trạng người dân chấp hành theo kiểu đối phó.
Sở Xây dựng Hà Nội đã xử lý được hai trong tổng số 37 điểm ùn tắc giao thông trong quý I/2025, bao gồm nút giao Lĩnh Nam - Đỗ Mười; hai đầu cầu vượt Mễ Trì, đường Cương Kiên.
Sở Xây dựng Hà Nội bắt đầu thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân) từ ngày 12/4.
0