Người dân Bắc Gaza đối mặt tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

Người dân ở phía bắc Dải Gaza đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng do hoạt động bao vây của Israel ở Gaza và các cuộc không kích ngày càng dữ dội vào khu vực này gây ra.

Theo một báo cáo được trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 9, cuộc khủng hoảng nước ở Gaza đang trở nên trầm trọng hơn do nguồn nước tự nhiên hạn chế, ô nhiễm nước và cuộc bao vây của quân đội Israel.

Báo cáo chỉ ra rằng nếu không đảm bảo cung cấp nước uống an toàn trong khu vực, dịch bệnh có thể lây lan và nước có thể trở thành nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng của dân thường.

Nhiều cư dân phải phụ thuộc vào việc nhận nước từ xe tải giao hàng, diễn ra bốn ngày một lần. Youssef Amireh, một đứa trẻ địa phương, chịu trách nhiệm đi lấy nước cho gia đình mình, vì hầu hết họ đều bị thương trong cuộc tấn công trước đó của Israel.

Em Youssef Amireh kể rằng: "Em phải lấy nước như thế này mỗi ngày. Rất đông người đợi lấy nước và đôi khi em chỉ lấy được một ít nước, chẳng đủ cho gia đình sinh hoạt cơ bản. Em thực sự thấy mệt mỏi”.

Một trong số các nhà máy chưng cất, nguồn cung cấp nước ngọt cho khoảng 210.000 cư dân Gaza, đã buộc phải đóng cửa do lệnh phong tỏa của Israel.

Theo thông tin cập nhật từ Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc, lượng nước phân phối hàng ngày ở phía bắc Gaza đã giảm mạnh xuống còn 638 mét khối, so với 380.000 mét khối trên khắp Gaza trước tháng 10 năm 2023. Người dân chờ đợi nước trong sự mệt mỏi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.

Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.

Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.