Người cao tuổi học công nghệ số

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đem đến nhiều lợi ích cho đời sống hàng ngày. Thời gian gần đây, ở nhiều tổ dân phố, các lớp học công nghệ cho người lớn tuổi đã ra đời, nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Ông Đinh Ngọc Sơn là Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Đều đặn mỗi ngày, ông chuẩn bị những đạo cụ cần thiết cho buổi học công nghệ số dành cho người cao tuổi của khu dân cư ngay tại nhà mình.

Ông Sơn chia sẻ: "Ở đây có rất là nhiều bác cũng là giảng viên nhưng các bác nghỉ hưu cũng tương đối lâu rồi. Tuy trình độ các bác rất cao nhưng khi tiếp cận với công nghệ thì thứ nhất, các bác rất ngại nói đến trí tuệ nhân tạo, thứ hai là nhiều người lo sợ rằng mình vào mạng thì sẽ bị lừa. Vì vậy, tôi mới đề xuất chi bộ đứng ra tổ chức những khóa học nho nhỏ. Ban đầu là nghĩ đến các bác đảng viên nhiều tuổi, thế nhưng khi thông báo lên thì rất nhiều người có tuổi quan tâm".

Nguyên là Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thầy giáo Sơn cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy sinh viên. Tuy nhiên, việc truyền đạt bộ môn chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo, nhất là cho những người cao tuổi, lại là một sự khác biệt.

Bà Trần Thu Hiền và bà Lại Thị Bích Hoàn (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) là học viên lớp công nghệ của thầy giáo Sơn. Trước mỗi buổi học, hai bà thường cùng nhau chia sẻ những câu chuyện liên quan đến việc sử dụng điện thoại thông minh trong sinh hoạt hàng ngày.

Bà Hiền cho biết: "Sau khi nghỉ hưu, việc tiếp cận với mạng xã hội này rất khó khăn. Bởi vì nhu cầu rất lớn nhưng mình lại không biết làm thế nào, các con thì ở xa không cho nên các cô, các bác cứ hỏi nhau nhưng cũng chưa có một giải pháp tốt hơn".

Từ khi biết có lớp học công nghệ số ở khu dân cư số 9, những người cao tuổi quanh đây đã liên lạc với nhau để cùng tham gia lớp học. Dù nghỉ hưu đã lâu, nhưng những người cao tuổi ở đây vẫn có ý thức tham gia lớp học như thế này để tăng cường vốn kiến thức về công nghệ và rèn luyện trí não. Trong số những học viên của thầy giáo Sơn, người trẻ nhất cũng đã hơn 65 tuổi. Người cao tuổi nhất cũng gần 80. Họ đến lớp không phải học để lấy bằng cấp, mà để bắt kịp nhịp sống của thời đại số 4.0.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều người cao tuổi ở Hà Nội vẫn chọn cách học tập và rèn luyện mỗi ngày. Từ những lớp học nhỏ, không ít các cô, các bác lớn tuổi đã có thể tự tin dùng điện thoại thông minh vào việc tra cứu, liên lạc, thậm chí là sáng tạo. Đó cũng là cách giúp cho người cao tuổi không bị bỏ lại phía sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.