Người Ấn Độ muốn tìm việc làm tại cơ quan nhà nước
Tình hình thi cử nhiều áp lực, đi kèm nhu cầu việc làm gia tăng đã phản ánh phần nào những thách thức mà nền kinh tế Ấn Độ đang đối mặt, đặc biệt là đối với thị trường lao động.
Hình ảnh chen chúc trong các lò luyện thi công chức đã trở nên quen thuộc với nhiều sinh viên Ấn Độ - những người đang nỗ lực hết mình để được làm việc trong bộ máy công quyền.
Ông Maroof Ahmed, quản lý một trung tâm luyện thi ở thành phố Prayagraj, cho biết: "Do dân số tăng nên số lượng đơn xin việc cũng tăng mạnh. Gần đây, đã có khoảng 5 triệu sinh viên xin ứng tuyển vào đơn vị cảnh sát tại bang Uttar Pradesh. Chỉ tiêu rất hạn chế, nhưng số lượng người mong muốn việc làm ở đây lại rất cao. Điều đó chưa từng xảy ra trước đây".

Giới phân tích nhận định mặc dù Ấn Độ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng thị trường việc làm tại quốc gia này vẫn có nhiều biến động. Nhiều người dân vẫn rất khó khăn để có thể tìm được một công việc phù hợp, đảm bảo thu nhập và càng khó hơn để đảm bảo công việc đó ổn định.
Những người khao khát một công việc nhà nước nói rằng chính phủ cung cấp sự an toàn suốt đời, phúc lợi y tế, lương hưu và nhà ở, những thứ mà họ có thể không có được khi làm việc ở khu vực tư nhân.
Anh Pradeep Gupta, sinh viên Ấn Độ, chia sẻ: "Tôi muốn có một việc làm trong cơ quan nhà nước vì không bị ép chỉ tiêu về khối lượng công việc giống như khu vực trong tư nhân, trong khi lương cũng thường trả chậm. Còn nếu làm nhà nước, chúng tôi sẽ được trả lương đúng hạn và cũng ít áp lực hơn".
Theo số liệu của chính phủ, 220 triệu người đã nộp đơn xin việc vào các vị trí nhà nước trong giai đoạn 2014-2022, trong đó 722.000 người đã được chọn.
Vẫn có hàng chục triệu thanh niên Ấn Độ theo đuổi công việc của chính phủ mỗi năm mặc dù nền kinh tế đang bùng nổ và lĩnh vực tư nhân đang rộng mở. Xu hướng này phần nào phản ánh những lo lắng về văn hóa và kinh tế mà nhiều người Ấn Độ đang phải đối mặt.
Mặc dù sống trong nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, người Ấn Độ đang phải vật lộn với một thị trường việc làm không ổn định. Nhiều người coi công việc nhà nước an toàn hơn việc làm trong khu vực tư nhân.


Nước Mỹ lại tiếp tục hứng chịu một đợt mưa lớn và lũ quét mới vào ngày 5/4, tại các khu vực miền Nam và Trung Tây, vốn đã bị ngập úng nhiều ngày qua do bão lớn và lốc xoáy gây chết người.
Giới chức Hàn Quốc có thể sẽ đẩy mạnh điều tra các cáo buộc chống lại ông Yoon Suk Yeol cho dù ông đã bị phế truất chức vụ tổng thống.
Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế trả đũa toàn diện đối với hàng hóa của Mỹ, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng và sản xuất của Mỹ.
Các biện pháp thuế quan mới của ông Trump cho thể khiến chi phí hàng năm của Apple tăng. Ước tính, điện thoại iPhone 16 bán tại Mỹ cũng sẽ tăng hàng trăm đô la Mỹ.
Thủ tướng Pháp François Bayrou cho rằng việc áp thuế là một “cơn địa chấn” và Mỹ sẽ là nước chịu thiệt hại đầu tiên.
Mỹ tiếp tục tiến hành hàng loạt các cuộc không kích dữ dội nhằm vào Phong trào Houthi tại Yemen trong ngày 5/4, trong đó ít nhất có bảy cuộc tấn công nhằm vào khu vực Hafasin thuộc tỉnh Saada.
0