Ngư dân Na Uy 'đánh bắt' được tàu ngầm 7.800 tấn
Một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ được cho là đã bị vướng vào lưới đánh cá của một ngư dân địa phương ở ngoài khơi bờ biển phía bắc Na Uy. Chắc chắn đây sẽ là một câu chuyện được truyền miệng trong nhiều thế kỷ.
Oygutt, một tàu đánh cá có trụ sở tại Tromso, đã mang về khoảng 200kg cá bơn vào sáng ngày 11/11 và giăng lưới lại với hy vọng sẽ đánh bắt được một mẻ cá tương tự. Nhưng thay vào đó, thuyền trưởng Harald Engen đã kéo vào một tàu ngầm tên lửa nặng 7.800 tấn.
“Chúng tôi đang trên đường trở về trang trại cá ở Sommaroya thì bị cảnh sát biển gọi đến”, anh Engen nói với đài truyền hình Na Uy NRK, “Một chiếc tàu ngầm đã chui vào lưới cá bơn của chúng tôi và kéo nó ra biển hai hải lý về phía bắc”.
Người phát ngôn của Cảnh sát biển Kenneth Dahl xác nhận với NRK rằng con tàu đã chạm trán với một tàu ngầm, dường như là USS Virginia, một tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng lò phản ứng hạt nhân và được trang bị tên lửa hành trình, theo truyền thông Na Uy.
Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng con tàu này đang ghé thăm Tromso như một phần của sáng kiến “ngăn chặn và bảo vệ môi trường an ninh ngày càng phức tạp khu vực phía Bắc”.
Các chân vịt của tàu ngầm dài 115 mét đã bị vướng vào lưới con tàu của anh Engen vào ngày 11/11, nhưng phải mất vài ngày thì truyền thông Na Uy và Hải quân Mỹ mới thừa nhận sự việc đã xảy ra.
Người phát ngôn Hạm đội 6 của Mỹ, Trung úy Pierson Hawkins, nói với Business Insider rằng vụ việc đang được điều tra và sẽ không xác nhận tên của tàu liên quan.
“Tôi đã nghe nói về các tàu khác từng mắc lưới, nhưng không ai ở đây từng nghe nói về một tàu ngầm gặp phải tình huống như vậy”, anh Engen nói với NRK, thừa nhận rằng điều đó sẽ tạo nên một câu chuyện khá thú vị tại quán rượu trong làng. Anh Engen cũng cho biết sau vụ việc, anh không giận dữ và phía Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đã liên lạc để bàn về phương án đền bù.
Về vấn đề bồi thường, ông Hawkins nói rằng khi Mỹ gây thiệt hại cho thiết bị dân sự, sẽ có quy trình yêu cầu bồi thường để đền bù thiệt hại.
Na Uy, một trong những thành viên sáng lập NATO, nằm giáp với Nga ở Bắc Cực. Mỹ đã nhiều lần gửi tàu hải quân đến khu vực này, bề ngoài là để đáp trả hoạt động của hạm đội Nga.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
0