Ngôi nhà lịch sử và những ký ức về Bác

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ thu hút những ai yêu thích lịch sử, mà còn gắn liền với hành trình khám phá làng lụa nghìn năm và tìm hiểu về cuộc đời Bác.

Làng Vạn Phúc không chỉ nổi tiếng với hệ thống di tích như đền, chùa, miếu, là nơi lưu giữ nghề dệt lụa truyền thống, mà còn là một làng quê cách mạng, được mệnh danh là “An toàn khu” của Xứ ủy Bắc Kỳ.

Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội chính là nơi Bác đã viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” vào đêm 19/12/1946. 

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời không lâu thì thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Trước tình thế phức tạp đó, ngày 3/12/1946, Bác bí mật về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu.

Tại ngôi nhà này, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cũng tại đây, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 

Gia đình cụ Nguyễn Văn Dương vốn là một gia đình sống bằng nghề dệt lụa, có truyền thống và có tinh thần yêu nước từ rất sớm. Vào thời kỳ Mặt trận bình dân, gia đình cụ là một trong vài cơ sở đầu tiên ở Vạn Phúc nhận sách báo tiến bộ từ Hà Nội đưa vào.

Hai người con trai cụ cũng tham gia tích cực vào các phong trào yêu nước. Bởi vậy, khi được phân công tìm địa điểm cho bác, đồng chí Trần Đăng Ninh và đồng chí Nguyễn Tấn Phúc (người làng Vạn Phúc) đã nghĩ ngay đến nhà cụ Dương.

Sau gần 80 năm, ngôi nhà cụ Nguyễn Văn Dương vẫn được nhân dân Thủ đô gìn giữ. Ngôi nhà gồm một tòa nhà chính hai tầng và hai dãy nhà hai bên, mỗi dãy ba gian. Tầng một của tòa nhà chính hiện trưng bày một số hình ảnh hiện vật của Bác trong thời gian Người ở và làm việc tại Vạn Phúc. 

Các không gian còn lại của hai dãy nhà được sử dụng làm nơi đón tiếp nhân dân, khách tham quan trong và ngoài nước, đồng thời là phòng trưng bày truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc.

Di tích về Bác Hồ tọa lạc ngay trung tâm làng lụa Vạn Phúc, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ thu hút những người tìm về nguồn cội, mà còn là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá làng lụa nghìn năm và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Rất ít người biết đến một xã đảo duy nhất của Hà Nội, đó là xã Minh Châu thuộc huyện Ba Vì.

Những lễ hội làng ngày xuân là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị những di tích tích lịch sử và công trình kiến trúc.

Triển lãm "Không gian trưng bày nội thất Việt” là gợi ý tuyệt vời cho những ai muốn tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp truyền thống qua các sản phẩm nội thất.

Cuốn truyện tranh lịch sử “Nguyên Phi Ỷ Lan - phò Vua, giúp nước” được giới thiệu rất hấp dẫn bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trên chất liệu mành tre thư pháp kết hợp giấy cán plastic.

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến hiện còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với sự phát triển của Thủ đô và đất nước.