Ngôi làng gần 80 năm giữ nghề may cờ Tổ quốc
Theo các cụ cao niên trong làng, tháng 8/1945, trước thời khắc lịch sử chuẩn bị cho Cách mạng Tháng 8, Ủy ban kháng chiến đã kêu gọi các nghệ nhân trong làng thêu cờ Tổ quốc chuẩn bị cho khởi nghĩa.
Ngày 2/9/1945, ở thời khắc Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng là thời điểm hàng vạn lá cờ đỏ sao vàng của làng Từ Vân tung bay trên Quảng trường Ba Đình. Nghề làm cờ Tổ quốc của làng Từ Vân cũng được ra đời từ đó.

Mỗi dịp Tết, dịp lễ lớn của dân tộc, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội lại tất bật sản xuất cờ Tổ quốc.
Lá cờ mang hồn thiêng dân tộc nên may cờ tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải khéo léo, cẩn thận. Nghề may cờ Tổ quốc có nhiều cái khó so với các nghề may thêu khác và kỳ công từ khâu chọn vải, thêu, in, pha màu... làm sao để cờ may xong không chỉ chính xác về tiêu chuẩn mà phải sắc nét, bền đẹp. Để hoàn thành một lá cờ đạt tiêu chuẩn phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm cờ phải thực sự khéo léo, tỉ mỉ.
Cờ có nhiều loại, cờ Tổ quốc, băng rôn, cờ vẫy, đại kỳ, cờ lưu niệm… Những sản phẩm nào mang tính phổ thông sẽ được cắt bằng máy để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, còn với những sản phẩm yêu cầu cao hơn, giá đắt hơn thì phải thêu tay, kim khác, chỉ khác, vải khác. Với cờ thêu tay rất khó, đòi hỏi người thợ phải rất kì công và tỉ mỉ để lá cờ khi hoàn thành không chỉ chính xác về tiêu chuẩn mà sắc nét, chắc chắn mà ngôi sao vàng phải đẹp, nổi bật trên nền cờ đỏ.

Trải qua gần 80 năm, nghề may cờ Tổ quốc vẫn được các thế hệ người làng Từ Vân giữ gìn và phát triển. Khó khăn, vất vả là vậy song những lá cờ được làm ra từ bàn tay tài hoa, cần mẫn của những người thợ Từ Vân vẫn bền bỉ, óng đẹp theo thời gian, tung bay trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đó là niềm tự hào và cũng chính là niềm tin nghề may cờ tổ quốc của làng Từ Vân sẽ tồn tại mãi với thời gian.



Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.
Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.
0