Ngôi chùa độc đáo ở làng gốm sứ Bát Tràng

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm là nơi lưu giữ và phát huy tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Đây cũng là địa chỉ du lịch hấp dẫn của Thủ đô. Tại đây có một ngôi chùa đặc biệt, là chốn tâm linh thanh tịnh ẩn mình giữa làng nghề gốm sứ lâu đời, sở hữu những dấu ấn "độc nhất" gắn với tinh hoa nghề thủ công truyền thống đất Thăng Long xưa.

Chùa Tiêu Dao, còn gọi là Tiêu Dao tự, toạ lạc tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Ngôi chùa nằm giữa làng gốm hơn 500 năm tuổi và được xây dựng từ thời nhà Trần, vào khoảng thế kỷ 14. Trải qua quá trình tu bổ, tôn tạo, nơi đây đã trở thành một không gian văn hóa – tâm linh mang đậm dấu ấn gốm Việt – đúng với tinh thần của vùng đất Bát Tràng.

"Nói về lịch sử của chùa, vốn là nơi hoạt động cách mạng bí mật của cán bộ tiền khởi nghĩa năm 1945. Đặc biệt, bài hát “Tiến quân ca” của cố nhạc sĩ Văn Cao cũng đã được lan tỏa từ chính nơi này. Chùa Tiêu Dao được phục dựng từ năm 2011 bởi Đại đức Thích Bảo Nghiêm", ông Nguyễn Văn Ký - Nguyên Phó ban xây dựng chùa Tiêu Dao cho biết.

Nét nổi bật của chùa Tiêu Dao là những sản phẩm gốm sứ. Sự tài hoa của người thợ đã thổi hồn cho sản phẩm quê hương vào không gian thờ tự, trang trí nội, ngoại thất. Ở lối đi vào gian chính điện tòa Tam Bảo là bức tranh theo phong cách Om mani (một câu thần chú trong Phật pháp Tây Tạng) được ghép từ những mảnh gốm sứ nhiều màu sắc và là một trong những tác phẩm độc bản của chùa. Bức tranh có kích thước khoảng 2x2 m, đặt trên bậc thềm cũng được ốp bằng những mảnh gốm sứ màu xanh lục.

Ngắm nhìn những tác phẩm gốm sứ đồ sộ và độc đáo tại chùa Tiêu Dao mới thấy hết nét tài hoa và sự công phu của những nghệ nhân ở làng gốm Bát Tràng. Từ truyền thống cha ông để lại, họ đang phát huy giá trị để đưa sản phẩm gốm sứ ngày một vươn xa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Hẹn ước Bắc Nam” diễn ra đêm 22/4 tại Hà Nội đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả Thủ đô, là dịp để tri ân công lao của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc.

Chín bộ di cốt và hiện vật của cư dân văn hóa Quỳnh Văn tại di chỉ Quỳnh Văn (thôn 6, xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã được các nhà khảo cổ học phát hiện, sau thời gian hơn một tháng khai quật khảo cổ.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc Nam” đã được tổ chức vào tối 22/4 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đang diễn ra triển lãm với chủ đề “Đại thắng mùa xuân qua những trang sách”.

Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam 21/4 là sự kiện văn hóa ý nghĩa với những người yêu sách và cộng đồng xã hội. Các hoạt động hưởng ứng ngày này đã góp phần khơi dậy văn hoá đọc, tiếp cận tri thức, xây dựng xã hội học tập.

Sinh viên Việt Nam, Nga, Lào, Belarus, Mông Cổ và Trung Quốc lần đầu tiên được tự tay vẽ trứng phục sinh, cùng khám phá văn hoá Nga cũng như chia sẻ phong tục đón Lễ Phục sinh của các nước.