Ngoại trưởng Mỹ gọi xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm
“Rõ ràng là ngay từ đầu, Tổng thống Trump đã coi đây là một cuộc xung đột kéo dài và bế tắc. Thành thật mà nói, đó là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa các cường quốc hạt nhân, Mỹ giúp đỡ Ukraine và Nga”, ông Rubio nói.

Đây là lần đầu tiên chính quyền Mỹ thừa nhận, cuộc chiến kéo dài hơn 3 năm qua tại Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm, thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump về vấn đề này.
Sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào năm 2022, chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Joe Biden và các đồng minh truyền thống ở Tây Âu và trên thế giới đã đứng về phía Ukraine, ủng hộ Kiev trong cuộc xung đột.
Việc gọi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm phù hợp với những tuyên bố trước đây của Nga về lý do tại sao cuộc chiến bắt đầu. Theo đó, Nga lập luận rằng những nỗ lực của Ukraine nhằm gia nhập NATO cùng việc liên minh quân sự này không ngừng mở rộng về phía Đông đã dẫn đến cuộc chiến.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO đã mở rộng, bao gồm nhiều quốc gia ở Đông Âu và các quốc gia Baltic, vốn từng nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô. NATO đã kết nạp thêm Thụy Điển và Phần Lan từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, sau khi hai quốc gia này quyết định từ bỏ vị thế trung lập và gia nhập liên minh.
Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đồng tình với phát biểu của ông Rubio, nhấn mạnh rằng Moscow đã nhiều lần khẳng định xung đột Nga – Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Nga và phương Tây do Mỹ lãnh đạo.
Trong vài tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Ukraine khơi mào xung đột, đổ lỗi cho Tổng thống Ukraine Zelensky và chính quyền Biden, về việc tiếp tục cuộc chiến. Hôm 4/3, ông Trump quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Trong tuần qua, Ukraine đã tìm cách hàn gắn quan hệ với Tổng thống Trump, ra hiệu rằng họ có thể ký thỏa thuận chia sẻ một phần tài nguyên khoáng sản của mình với Mỹ như một sự đền đáp cho sự hỗ trợ của Washington.
Trong cuộc phỏng vấn trên “Hannity” của Fox News, Ngoại trưởng Mỹ Rubio đã chỉ trích Ukraine, lập luận rằng Kiev không có kế hoạch nào khác ngoài việc yêu cầu các nước đồng minh cung cấp thêm viện trợ “cho đến khi cần thiết”. Ông cũng nhắc lại quan điểm của mình rằng, xung đột ở châu Âu đang bế tắc.
Một trong những trợ lý hàng đầu của Tổng thống Zelensky cho biết, sẽ có một cuộc họp khác giữa hai nhà lãnh đạo trong “tương lai gần” để thảo luận thêm về các cuộc đàm phán hòa bình.
Ngoại trưởng Mỹ Rubio cho biết, ông rất vui vì có vẻ như một cuộc đàm phán khác sắp diễn ra vì ông tin rằng cuộc xung đột cần phải chấm dứt.
“Điều này đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa cả hai bên vào bàn đàm phán”, ông nói.


Giới lãnh đạo Iran đồng loạt chỉ trích lập trường của Mỹ về chương trình làm giàu Urani, đồng thời cảnh báo nguy cơ đổ vỡ của các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.
Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.
Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.
Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.
Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.
0