Ngoại trưởng Mỹ đến Paris thúc đẩy đàm phán hòa bình Ukraine

Ngoại trưởng Marco Rubio và Đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff sẽ tới Paris vào cuối tuần này để tham dự các cuộc họp cấp cao nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 16/4, ông Rubio và ông Witkoff sẽ có mặt tại Thủ đô của Pháp từ ngày 16 đến 18/4 để trao đổi với các đối tác châu Âu, nhằm “thúc đẩy mục tiêu của Tổng thống Donald Trump về việc kết thúc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine thông qua các biện pháp ngoại giao”.

Dự kiến, Đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff  sẽ có cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong khi Ngoại trưởng Rubio sẽ hội đàm riêng với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot - theo tiết lộ từ hai nguồn tin ngoại giao được Politico trích dẫn. Sau các cuộc thảo luận tại Paris, ông Rubio sẽ tiếp tục chuyến công du tới châu Phi.

Đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông Steve Witkoff (bên trái) và Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio (bên phải), tại Nhà Trắng ở Washington, DC, Mỹ, vào ngày 11/2 /2025. Ảnh: Aaron Schwartz/Bloomberg qua Getty Images.

Chuyến thăm diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc gặp giữa ông Witkoff và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại St. Petersburg hôm 11/4. Cuộc thảo luận được cho là tập trung vào khả năng thiết lập một lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Chia sẻ với Fox News hôm 14/4, ông Witkoff mô tả cuộc gặp là “tích cực” và cho biết các bên đã bàn tới một thỏa thuận có thể liên quan đến “năm vùng lãnh thổ”.

Mặc dù không nêu cụ thể, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ông Witkoff ám chỉ đến bán đảo Crimea mà Nga đã sáp nhập từ năm 2014 - cùng với bốn tỉnh miền Đông và Nam Ukraine là Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson. Nga tuyên bố sáp nhập bốn khu vực này vào năm 2022.

“Thỏa thuận hòa bình này rõ ràng liên quan đến năm vùng lãnh thổ nói trên. Tuy nhiên, nó còn bao hàm nhiều yếu tố hơn thế. Tôi tin rằng chúng ta đang ở rất gần một bước ngoặt quan trọng đối với toàn thế giới”, ông Witkoff nói.

Trong khi đó, Pháp đang dẫn đầu các nỗ lực của châu Âu nhằm tăng cường đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine, bao gồm đề xuất triển khai một “lực lượng trấn an” nếu Ukraine và Nga đạt được thoả thuận hoà bình. Tổng thống Macron công khai ủng hộ ý tưởng gửi binh sĩ châu Âu đến Ukraine - không phải để tham chiến, mà để huấn luyện lực lượng địa phương, hỗ trợ tái thiết cơ sở hạ tầng và duy trì ổn định tại các khu vực như dọc sông Dnipro, nơi cách xa tiền tuyến.

Ý tưởng này được Thủ tướng Anh Keir Starmer đưa ra hồi đầu tháng 3 và đã nhận được sự ủng hộ từ một “liên minh tự nguyện” gồm khoảng 30 quốc gia, trong đó, ít nhất sáu nước đã lên tiếng sẵn sàng triển khai lực lượng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Nhà Trắng, mức thuế 245% thực tế không phải mức thuế mới và cũng chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhất định của Trung Quốc.

Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành các quy định mới nhằm thắt chặt kiểm soát xuất khẩu 7 nguyên tố đất hiếm trung bình nặng.

Chủ tịch Fed khẳng định, động thái tốt nhất của Fed hiện tại là giữ nguyên lãi suất cho đến khi dữ liệu cho thấy rõ ràng nền kinh tế Mỹ đang phản ứng như thế nào với các chính sách thuế của Tổng thống Trump.

Quân đội Israel tuyên bố, họ đã biến 30% lãnh thổ Gaza thành vùng đệm, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các cuộc tấn công và duy trì lệnh phong tỏa viện trợ nhân đạo tới vùng lãnh thổ này.

Thống đốc và Tổng chưởng lý California cho biết, bang này đã đệ đơn kiện chính quyền liên bang nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế toàn diện đối với các đối tác thương mại nước ngoài.

Pháp đang phải đối mặt với một loạt các vụ tấn công có tổ chức nhằm vào các nhà tù trên khắp cả nước.