Ngộ độc ở trường iSchool: Phát hiện vi khuẩn trong món cánh gà chiên

Chiều ngày 22/11, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa có thông cáo báo chí về vụ việc ngộ độc tập thể tại Trường Tiểu học, THCS và THPT iSchool Nha Trang.
Theo thông báo kết quả xét nghiệm mẫu liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm của Viện Pasteur Nha Trang, kết quả xét nghiệm cho thấy: Phát hiện vi khuẩn Samonella spp. trong mẫu cánh gà chiên, vi khuẩn Bacillus cereus trong mẫu cánh gà chiên và mẫu nước mắm. Chủng Bacillus cereus trong 2 mẫu trên là chủng sinh độc tố lý giải hồng cầu và độc tố ruột không lý giải hồng cầu. Đồng thời, phát hiện vi khuẩn Escherichia coli trong mẫu cánh gà chiên.
Tính đến 11 giờ ngày 22/11, tổng số ca tiếp nhận tại các BV liên quan đến sự việc là 662 ca. Trong đó, xử trí ổn định cho về theo dõi 274 ca; nhập viện điều trị nội trú 388 ca. Trong số 388 ca điều trị nội trú, đã xuất viện 251 ca (tăng 75 ca so với ngày 21-11), đang điều trị 137 ca (giảm 74 ca so với ngày 21-11); trường hợp nặng cần theo dõi: 0 ca.

Đoàn công tác của Bộ Y tế do Tiến sĩ Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Trưởng đoàn cùng một số chuyên gia đầu ngành về chống độc của Trung tâm Chống độc, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, đã đến hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tập thể.
Ngay khi đến tỉnh vào tối ngày 21/11, Đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện 22-12, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec và làm việc với lãnh đạo các đơn vị để đánh giá tình hình tiếp nhận, xử trí, theo dõi, điều trị các ca bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm.
Sáng 22/11, Đoàn công tác làm việc tại Sở Y tế. Qua buổi làm việc, Đoàn công tác có một số kết luận công tác xử trí ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường iSchool Nha Trang như sau: Sở Y tế đã chỉ đạo kịp thời cho các cơ sở điều trị tập trung nhân lực, thiết bị, thuốc để tiếp nhận cấp cứu, theo dõi, điều trị các trường hợp ngộ độc.
Các cơ sở điều trị đã áp dụng phác đồ điều trị ngộ độc theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Các bệnh viện tiếp tục theo dõi, chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Sở Y tế phải tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm và phối hợp Công an tỉnh, các cơ quan, ban, ngành, địa phương để sớm tìm ra nguồn gốc gây ngộ độc.
Trước đó, ngày 17/11, trường Ischool Nha Trang tổ chức bữa ăn trưa cho 880 học sinh được chia làm hai suất. Suất một ăn lúc 10h30, suất hai ăn lúc 11h30, gồm các món: cơm gà, xốt trứng; gỏi gà (gà xé, cà rốt, bắp sú, rau răm); cánh gà chiên; canh (xương, cà rốt, cải thảo); dưa leo. Bữa ăn xế lúc 13h30 với bánh ngọt, uống nước tại hệ thống lọc nước của trường.
Khoảng 5 giờ sau khi ăn, một số em có các triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy nhiều lần. Đến khoảng 22h, các em xuất hiện thêm triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn, được người nhà đưa đến các bệnh viện trong thành phố. Ngày 20/11, một bé tử vong do sốc nhiễm trùng.


254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.
Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
0