Nghiên cứu, phục dựng trang phục cổ thời Đinh

Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ vua Đinh” đã được Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức vào ngày 7/4.

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Lư năm 2025 tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Trước đây, Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với ba triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý. Nơi đây có những dấu mốc và sự kiện lịch sử của dân tộc gắn liền với những nhân vật kiệt xuất như: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyễn Minh Không, Trương Hán Siêu... là những chất liệu “đầu vào” tuyệt vời để tạo ra các sản phẩm dịch vụ văn hóa.

Các chuyên gia, nhà sử học, nhà nghiên cứu đã trao đổi, phân tích, làm rõ một số vấn đề về trang phục, cổ phục thời Đinh, cũng như các ứng dụng trong thiết kế, sản xuất trang phục, cổ phục ở thế kỷ X để nghiên cứu, ứng dụng trong các hoạt động văn hóa hiện đại, trong đó có phim ảnh, nghệ thuật biểu diễn, các loại hình nghệ thuật khác; cung cấp, bổ sung các tư liệu, để có thêm cái nhìn toàn diện, chi tiết, cụ thể về mọi mặt đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội nước ta thế kỷ X, góp phần tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Bộ phim “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ vua Đinh” phóng tác dựa trên các truyền thuyết dân gian về lăng mộ Vua Đinh Tiên Hoàng và dự kiến chọn Ninh Bình làm bối cảnh quay phim.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dinh Độc Lập - nơi ngày 30/4 của 50 năm trước đã ghi dấu son lịch sử toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh và thống nhất đất nước, những ngày này đã trở thành điểm hẹn cho rất nhiều cuộc hội ngộ.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.