Nghỉ sinh 7 tháng có khả thi?

Bộ Y tế đưa ra đề xuất cho phép phụ nữ sinh con thứ hai được nghỉ sinh 7 tháng, thay vì 6 tháng như hiện tại.

Đề xuất này được đưa ra trong tình hình dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa, thiếu hụt lực lượng lao động.

Dù sinh con đầu hay con thứ hai, người lao động nữ cũng cần nhiều thời gian chăm sóc con, và hồi phục sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đề xuất này không dễ dàng. Không phải chính sách tốt đẹp nào dành cho phụ nữ cũng tốt đẹp với họ.

Khi đi phỏng vấn xin việc, người phỏng vấn luôn hỏi ứng viên nữ về kế hoạch lập gia đình và sinh đẻ trong 5 năm tới. Họ muốn ứng viên này phải thực sự rảnh trong ít nhất 5 năm để làm việc và cống hiến. Trao đổi sâu hơn với cán bộ tuyển dụng, họ chia sẻ là trước đó luật quy định nghỉ sinh 4 tháng, họ dễ tuyển nhân viên nữ hơn. Quy định bây giờ là 6 tháng, nên nhiều bên tuyển dụng phải cân nhắc kỹ.

Phân biệt trong tuyển dụng nam/nữ là điều bị cấm. Tuy nhiên, thực tế phụ nữ luôn thiệt thòi hơn nam giới trong quá trình tuyển dụng. Ít nhất là vì quan điểm họ phải dành thời gian cho sinh đẻ và chăm sóc gia đình.

Để khuyến khích phụ nữ sinh đẻ, việc nới thêm một tháng nghỉ sinh là không khả thi. Điều đó gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp và sức ép cho phụ nữ trong quá trình xin việc, làm việc. Họ dễ bị đối xử bất công hơn nữa.

Điều quan trọng là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi họ tuyển dụng và ưu tiên phụ nữ. Ví dụ, tuyển dụng bao nhiêu phụ nữ sẽ được ưu đãi về mặt thuế khóa hay chính sách. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tìm cách để ưu tiên phụ nữ. Để thu hút lao động nữ có trình độ cao, doanh nghiệp sẵn sàng cho phụ nữ nghỉ sinh 7 tháng hoặc hơn như một chế độ phúc lợi.

Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm quy định không được phân biệt nam, nữ khi tuyển dụng. Đầu tiên, phải chấm dứt ngay việc các doanh nghiệp thản nhiên hỏi ứng viên về kế hoạch sinh đẻ của họ. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bắt nhân viên nữ cam kết không sinh đẻ trong một số năm.

Kinh tế Việt Nam và thế giới chưa qua hẳn giai đoạn khó khăn. Mỗi người lao động đang phải chật vật hơn trong công việc của mình, doanh nghiệp cũng vật lộn hơn khi sức mua giảm sút.

Mỗi chính sách có ảnh hưởng sâu rộng đến mỗi người, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ càng và xem xét tác động đa chiều đối với các chính sách mới. Bởi một khi chính sách ban hành, hiệu ứng gây ra lại đi ngược với mục tiêu ban đầu của chính sách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tập đoàn TH đã tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch với công suất hàng đầu tại Nga vào ngày 11/5.

Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) sắp được trình Quốc hội thông qua, thể hiện một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng môi trường truyền thông lành mạnh và có trách nhiệm. Lần đầu tiên, trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng khi tham gia quảng cáo được quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên Bang Nga Dmitry Medvedev vào ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Moscow.

Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.

Vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm "nóng" nghị trường, trong phiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Nghị quyết về miễn học phí cho học sinh mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân là một trong ba nội dung được Ủy ban Văn hóa và Xã hội thảo luận vào phiên họp toàn thể sáng 11/5.