Nghề trồng Sen ở huyện Mê Linh

Từ những vùng đầm lầy, ruộng sâu trũng kém hiệu quả, người dân trên địa bàn huyện Mê Linh đã thay đổi canh tác, đầu tư trồng sen.

Từ các hộ nhỏ lẻ ban đầu, đến nay số diện tích trồng sen của Mê Linh đã tăng lên hơn 60 hecta hoa sen kết hợp chè sen.

Hướng đi mới này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Dưới đây là một số chia sẻ của những người làm nghề trồng sen.

Diện tích trồng sen của Mê Linh đã tăng lên hơn 60 hecta hoa sen kết hợp chè sen.

Anh Lã Văn Sang, xã Mê Linh, huyện Mê Linh cho biết: "Tôi thời điểm này cứ 4 giờ sáng là xuống đầm để theo dõi anh em bẻ sen lên và xuất hàng đi khắp nơi trong nội thành TP Hà Nội cũng như một số tỉnh lân cận".

d3f1ffed-9f0c-4b77-a3f2-e2240ed3ded7-512

Chị Lã Thị Xuân, xã Mê Linh, huyện Mê Linh cho biết: "Nghề làm sen mùa thu hoạch từ rằm tháng 4 âm lịch cho đến tháng 7, xong sen của hợp tác xã ngày càng mở rộng nhiều diện tích hơn, mỗi năm thu hoạch theo mùa, cứ đến mùa hè là công việc công nhân lúc nào cũng ổn định".

Cứ mùa hè công việc công nhân lúc nào cũng ổn định

Ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh chia sẻ: "Đối với các mô hình trồng sen đã giải quyết rất nhiều lao động, việc làm cho bà con. Đặc biệt những lao động trong thời điểm nhàn rỗi có thể ngồi đóng chè sen, sơ chế chè sen góp phần nâng cao".

Những người nông dân thu hoạch sen đã trồng được trên địa bàn huyện Mê Linh.

Ông Lã Quang Khanh, Giám đốc HTX làng nghề sen Mê Linh, huyện Mê Linh cho biết: "HTX hiện tại vẫn đang duy trì là 50 ha tại Mê Linh. Nay mai đô thị hóa, chúng tôi cũng đã có mục tiêu đi sang các xã khác trong huyện và các huyện khác trong thành phố để chúng tôi mở rộng vùng đất trũng kém hiệu quả về cây lúa để chuyển giao công nghệ trồng sen, giống sen, thu mua lại chế biến sản phẩm".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa nhịp sống nhộn nhịp của thành phố, vẫn có giờ phút quý giá để những người trẻ dành sự quan tâm của mình cho những điều ý nghĩa, thông qua suất cơm chỉ 5.000 đồng.

Nhiều người Hà Nội chọn ăn sáng bún riêu cua đồng như một thói quen hàng ngày bởi yêu thích hương vị chua thanh dịu nhẹ, dễ ăn.

Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.

Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.