Nghề trồng rau gia vị
Tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), sản phẩm chủ lực của bà nông dân nơi đây là mùi tàu. Mỗi ngày, những người nông dân nơi đây thường thức dậy từ 2, 3 giờ sáng để thu hoạch loại rau này.
Gia đình bà Oanh ở xã Đông Dư có trồng rau mùi tàu khoảng 30 năm nay. Bà cho biết, vào mùa đông, phải dậy sớm để thu hoạch mùi tàu, bởi khi đó, những hạt sương còn đọng trên cây, giúp cho việc thu hoạch rau dễ và nhanh hơn. Với loại rau mùi tàu, nếu thu hoạch khi thời tiết đã nắng lên, cây khô thu hoạch sẽ lâu hơn.

Mỗi ngày, sau khi thu hoạch rau, những người nông dân lại tranh thủ dọn vườn ngay, nhặt sạch các lá chân còn sót lại, để tránh thối lá trên vườn, hạn chế sâu bệnh gây ảnh hưởng đến lứa thu hoạch sau.
Ở xã Đông Dư, nhà trồng ít thì khoảng 3 - 4 sào, cá biệt, có nhà trồng hàng mẫu. Theo tính toán của bà Oanh, trung bình một sào trồng mùi tàu cho thu hoạch từ 4 - 6 tạ mỗi lứa.

Hà Nội có nhiều vùng trồng rau gia vị, rau an toàn. Ở mỗi vùng có một thế mạnh riêng trong việc trồng và phát triển rau gia vị. Nếu như ở Đông Dư phần lớn chỉ trồng mùi tàu, thì ở Đông Anh lại phát triển các loại rau gia vị khác như thì là, xà lách. Ngoài những luống trồng riêng một loại, còn lại phần lớn, người dân Cổ Loa trồng xen kẽ.
Bà Nguyễn Thị Vinh (Cổ Loa, Đông Anh) chia sẻ, khoảng từ tháng 7, tháng 8 trở đi, là các hộ nông dân bắt đầu trồng rau mùi, hành và thu hoạch theo từng lứa. Nghề trồng rau gia vị tuy không nặng nhọc, nhưng cũng vất vả như con mọn, ngày nào cũng phải ra vườn chăm sóc từ sáng đến tối rồi thu hoạch rau để đi chợ hoặc bán tại vườn.

Rau gia vị là món ăn được người Việt sử dụng nhiều trong bữa cơm hàng, làm cho món ăn thêm mầu sắc, hấp dẫn, lôi cuốn bởi những hương vị đặc trưng chứa trong tinh dầu thơm của nó. Bởi thế, sản phẩm rau gia vị luôn có thị trường tiêu thụ. Những thửa ruộng được trồng rau gia vị, được thu hoạch, được bán ra thị trường, rồi lại tiếp tục được dưỡng đất, tiếp tục chờ những vụ mới,… Cứ thế, người nông dân quanh năm gắn với ruộng vườn, với rau gia vị.


Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.
Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
0