Nghề săn mật ong tại Nepal gặp khó vì biến đổi khí hậu
Nghề săn mật ong là một nghề tương đối nguy hiểm, khi những người thợ săn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn để tiếp cận các tổ ong.
Trong những năm qua, số lượng ong tại Nepal đã giảm đáng kể do biến đổi khí hậu, gây gián đoạn sự phát triển của ong, nguồn thức ăn sẵn có và thậm chí ảnh hưởng cả quá trình thụ phấn của thực vật.

Tại ngôi làng hẻo lánh cách thủ đô Kathmandu của Nepal khoảng tám giờ lái xe, những người thợ săn mật ong trèo xuống vách núi một cách điêu luyện trên một chiếc thang dây thủ công bện từ những sợi tre treo lủng lẳng từ vách đá cao khoảng 50 mét.
Đây là nơi sinh sống của loài ong mật khổng lồ Himalaya hay còn gọi là Apislaboriosa. Sau khi dùng khói để lùa ong ra khỏi tổ, ông Aita Prasad Gurung, một người làm nghề săn mật ong, cẩn thận điều khiển một cây sào dài gắn lưỡi dao sắc ở đầu để cắt những tổ ong xuống.

Mật ong Himalaya được bán với giá 2.000 rupee (1,5 USD) một lít. Vì vậy, đối với người dân của cộng đồng Gurung tại Nepal, mật ong có giá trị giống như những mỏ vàng, là một trong những nguồn thu nhập chính để họ trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, thời tiết thất thường do biến đổi khí hậu đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, làm suy giảm số lượng quần thể ong tại đây, đe dọa trực tiếp đến nghề săn mật ong truyền thống.

Anh Chandra Singh Gurung, thợ săn mật ong cho biết: “Chúng tôi thường bắt đầu săn mật ong vào giữa tháng 5 với hy vọng sẽ săn được thật nhiều để kiếm thêm thu nhập. Nhưng hãy nhìn xem điều gì đang xảy ra với hành tinh này đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, có lúc mưa quá nhiều, có lúc lại mưa quá ít, khô hạn kéo dài khiến chúng tôi không khỏi lo lắng vì số lượng tổ ong không còn nhiều như trước nữa. Chúng tôi có thể làm được gì đây”.
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến loài ong ở vách đá Himalaya theo nhiều cách. Những con ong thường dựa vào mùi hương để tìm kiếm mật hoa thực vật làm thức ăn.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã khiến thay đổi mùi hương của thực vật, dẫn đến hậu quả là đàn ong khó tìm được nguồn thức ăn quen thuộc, vì vậy chúng chết dần vì đói.

Biến đổi khí hậu cũng thu hẹp môi trường sống của loài ong vốn thường chỉ sinh sống ở những môi trường nhất định. Mất môi trường sống đã khiến loài ong bản địa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao hơn bao giờ hết.
Số lượng ong giảm cũng ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn vốn rất quan trọng với sự sống của cây trồng ở vùng núi cao và hệ thực vật hoang dã. Điều này gây tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế tại vùng nông thôn của Nepal.
Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy nhiệt độ ở dãy Himalaya, nơi có những đỉnh núi cao nhất trên trái đất, đã tăng cao hơn mức tăng trung bình toàn cầu là 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ tăng dù chỉ 1 độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của ong và sự thụ phấn chéo của thực vật.


Bên cạnh chiến công cứu nạn, tìm kiếm người bị mắc kẹt tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar của lực lượng cứu nạn, cứu hộ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì không thể không nhắc đến đóng góp quan trọng của lực lượng quân y và hậu cần.
Từ 0h01 sáng nay 5/4, giờ địa phương, tức 11h01 trưa nay, giờ Việt Nam, hải quan Mỹ đã bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia.
Những hạt cà phê được thu hoạch từ phân của loài chim Jacu - một loài chim lớn, màu đen giống như gà lôi, tại một trang trại ở Brazil, hiện là loại cà phê đắt đỏ và được săn lùng nhiều nhất trên thế giới.
Các công đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Triển lãm Thế giới 2025 tại Osaka, Nhật Bản đang được gấp rút hoàn thành trước lễ khai mạc diễn ra vào ngày 12/4.
Chiều 5/4, Đoàn cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam đã trao tặng lều dã chiến, thuốc và một số thiết bị y tế cho Bệnh viện 1.000 giường tại Thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Chính quyền Thủ đô Bangkok của Thái Lan ước tính sẽ phải mất 1-2 tháng để hoàn tất quá trình dọn dẹp đống đổ nát tại công trường xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước - nơi bị sập hôm 28/3 do động đất.
0