Nghệ nhân Hà Nội giữ hồn xưa trên phù điêu cổ
Với lịch sử lâu đời, nghề nề ngõa đã lưu dấu ấn trên những công trình kiến trúc cổ như đình, đền, chùa, lăng tẩm với những phù điêu hoa văn, linh vật trang trọng, uy nghi.
Mặc dù ngày nay nghề đắp phù điêu đã đi vào đời sống phổ biến hơn cùng với nguyên liệu mới như xi măng, sắt, thép, nhưng vẫn có những nghệ nhân gìn giữ tri thức dân gian chứa đựng trong những nguyên vật liệu tre, vôi, giấy dó, mật mía, tro…

Theo nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội), muốn đắp được những phù điêu cổ không những cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ mà còn phải có hiểu biết sâu sắc về kiến trúc cổ, cùng với khả năng bao quát trên công trình tâm linh.


Đối với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy, việc tạo tác những phù điêu linh thú đòi hỏi tuân thủ những quy tắc theo lối cổ truyền, vừa phải giữ được vẻ uy nghi, linh thiêng nhưng cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ.


Bằng tài năng và tâm huyết của mình, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã lưu dấu ấn trên những phù điêu tại nhiều di tích như đình Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội), đền Hai Bà Trưng (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội)… và nhiều công trình lớn nhỏ khác.
Năm 2021, anh đã vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội.



Đón xem "Giữ hồn xưa trên phù điêu cổ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 10/08/2024 trên Kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.


Với hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc, nghệ nhân Nguyễn Khắc Tiến (Chàng Sơn, Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển tinh hoa nghề mộc và kỹ thuật làm nhà gỗ truyền thống của quê hương.
Từ những sợi tre, mây mềm mại, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung (xã Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) đã dệt nên những bức ảnh chân dung Bác Hồ bằng đôi bàn tay khéo léo và lòng tôn kính của mình.
Sau nửa thế kỷ khoác áo lính, bà Nguyễn Thị Hiền đã chọn khởi nghiệp ở tuổi xế chiều để hiện thực hóa khát khao gìn giữ món bún ốc nguội - di sản ẩm thực Hà Thành được truyền lại từ gia đình.
Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Cần mẫn bên nồi hấp mỗi sớm tinh mơ, nghệ nhân Hoàng Thị Lan đã có hơn 50 năm làm bánh cuốn, truyền giữ hương vị quê hương Thanh Trì qua từng lớp bánh mỏng, dẻo, thơm.
Giữa nhịp sống hiện đại, nghệ nhân ưu tú Phạm Công Bằng vẫn miệt mài gìn giữ và mang đến sức sống mới cho nghệ thuật múa rối cạn Tế Tiêu.
0