Nghệ nhân Hà Nội: Đôi bàn tay giữ lửa

Làng Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) là làng rèn nổi tiếng và lâu đời. Mặc dù nghề rèn truyền thống đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ bị mai một nhưng ở đó, với đôi bàn tay tài hoa của mình, nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến vẫn bền bỉ ngày đêm “giữ lửa” cho chiếc lò rèn.

Đa Sỹ từng có hơn 1000 hộ làm nghề rèn, trong đó có hơn chục người được phong nghệ nhân. Bà Tuyến là nữ nghệ nhân duy nhất còn theo nghề, cùng với nhiều kỹ thuật rèn đang dần bị mai một. Nghề rèn tưởng chừng chỉ dành cho nam giới nhưng với bà Tuyến, công việc này đã gắn bó với bà từ ngày còn nhỏ. Ban đầu, công việc chỉ là xếp thép, lấy nước, làm cán dao… nhưng với sự tò mò, bà bắt đầu học hỏi kinh nghiệm từ những người thân để biến những miếng thép thừa trong xưởng thành sản phẩm của riêng mình.

Nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến với kỹ thuật rèn “dao bổ thép”

Sau này với kỹ thuật làm “dao bổ thép”, những sản phẩm của bà Tuyến đã được công nhận, đi vào nhà bếp của hàng trăm gia đình và các nhà. Nhiều vị khách nước ngoài mê trải nghiệm còn tìm tới lò rèn của bà để được hướng dẫn làm dao. Một công việc thủ công cần nhiều sức lực và sự sáng tạo vẫn mê hoặc rất nhiều người.

Anh Đinh Công Thanh (con trai nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến) hướng dẫn khách nước ngoài cách rèn dao.
Nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến và con trai chụp ảnh cùng khách nước ngoài
Nụ cười của nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến sau khi hoàn thành công việc của mình

Đón xem "Đôi bàn tay giữ lửa" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 20/04/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Tthanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, làng nghề Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống.

Các nghệ nhân của làng nghề điêu khắc sơn mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang nỗ lực mỗi ngày để đưa tinh hoa của làng nghề hội nhập với thế giới.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, kỳ vọng tháo gỡ những điểm nghẽn để các làng nghề nâng cao tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững.

Ngay sau khi Hội đồng thủ công sáng tạo thế giới công nhận làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc vào Mạng lưới thủ công sáng tạo toàn cầu, Hà Nội phối hợp với Hội đồng khảo sát một số làng nghề tiếp theo.

Hai làng nghề của Hà Nội là Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc đã chính thức là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, đã diễn ra lễ đón nhận hai làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới và khai mạc sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công Mỹ nghệ.