Ngày 'Siêu thứ ba' trong bầu cử Mỹ

Trong lịch trình bầu cử sơ bộ ở Mỹ, Siêu thứ ba hay Thứ ba trọng đại (Super Tuesday) thông thường được dùng để chỉ ngày thứ ba đầu tiên của tháng hai hay tháng ba của năm Bầu cử tổng thống, khi mà nhiều tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ra đại biểu đến dự đại hội đảng toàn quốc chọn ứng cử viên tranh cử tổng thống.

Trong mỗi đại hội sẽ có một ứng cử viên duy nhất được đảng mình chính thức đề cử ra tranh cử tổng thống. Vào ngày thứ ba này, mỗi ứng viên trong đảng Dân chủ hay Cộng hòa sẽ có thể giành được rất nhiều đại biểu cho mình, hơn bất cứ một ngày bầu cử sơ bộ nào trong lịch trình bầu cử sơ bộ. Nói đúng hơn là các ứng viên muốn tranh cử tổng thống phải thu được kết quả tốt trong ngày thứ ba này để giành được quyền đề cử của đảng mình.

Ngày “Siêu thứ ba” trong bầu cử Mỹ

Các tiểu bang cụ thể tham gia Siêu thứ Ba có sự khác nhau, vì mỗi tiểu bang Mỹ tự quyết định cách thức và thời điểm tổ chức bầu cử sơ bộ.

Bầu cử sơ bộ chính là quá trình quyết định các đại biểu của một bang hoặc vùng lãnh thổ sẽ bầu cho ứng viên nào tại đại hội. Ở phần lớn bang, toàn bộ đại biểu một bang sẽ bầu cho ứng viên thắng tại bầu cử sơ bộ của bang đó.

Đây được xem là thời điểm đánh dấu giai đoạn mới của các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Nếu thể hiện tốt trong ngày này, ứng viên hoàn toàn có thể bứt khỏi các đối thủ và thậm chí giành được đề cử chính thức sớm.

Vậy Siêu thứ Ba có ý nghĩa gì?

Ở Mỹ, Siêu thứ Ba thường là ngày khẳng định ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của mỗi đảng. Đó là ngày Thứ Ba quan trọng thứ hai trong tiến trình chính trị ở Mỹ, chỉ sau cuộc tổng tuyển cử (được quy định diễn ra vào ngày Thứ Ba sau ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng 11 trong năm bầu cử).

Sở dĩ Siêu thứ Ba có ý nghĩa quan trọng, thậm chí góp phần định hình bầu cử tổng thống Mỹ là bởi dịp này sẽ có số lượng lớn đại biểu tham gia bỏ phiếu và chỉ có thể giành cho một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Nên kết quả của các cuộc bầu cử Siêu thứ Ba thường củng cố ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của mỗi đảng. Các chuyên gia bầu cử và thăm dò ý kiến ​​thường coi kết quả bầu cử của Siêu thứ Ba là chỉ báo mạnh mẽ về các ứng cử viên tổng thống Mỹ có khả năng trúng cử cao. Tùy thuộc vào số lượng và tiểu bang tiến hành bầu cử sơ bộ tổng thống vào Siêu thứ Ba, 1/3 hoặc nhiều hơn tổng số đại biểu cho một hoặc cả hai đảng Dân chủ Cộng hòa có thể giành được thông qua các phiếu bầu vào Siêu thứ Ba.

Lịch sử hình thành của ngày “Siêu thứ Ba” tại Mỹ

Các cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được tổ chức vào các ngày thứ Ba. Thuật ngữ "Siêu thứ Ba" hình thành từ những năm 1970, nhưng khi đó chỉ dùng để chỉ cuộc bầu cử lớn cuối cùng chứ không phải từ các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên.

Huy hiệu trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 1976.

Kể từ giữa thế kỷ 19, khi Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật mới được thiết kế để việc bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống trở nên thuận tiện nhất đối với tất cả những công dân Mỹ, một trong những ngày bầu cử sơ bộ đầu tiên được chỉ định là "siêu thứ Ba", trong một số ấn phẩm quốc gia (bao gồm cả The New York Times ) ngày 25 tháng 5 năm 1976 cũng đề cập khi các cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống được tổ chức tại 6 tiểu bang. Các thuật ngữ về "Siêu thứ Ba" hay Thứ ba trọng đại (Super Tuesday) sau đó trở nên ngày càng phổ biến trong giới báo chí và nhà bình luận chính trị.

Cách hiểu hiện nay về ngày "Siêu thứ Ba" bắt đầu từ những năm 1980, khi các bang tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ sớm hơn để tăng sức ảnh hưởng của mình. Sự thay đổi này bắt đầu từ các bang ở miền Nam nước Mỹ.

Nút từ chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 1980 của Ronald.

Năm 1980, cụm từ “Siêu thứ Ba” được sử dụng rộng rãi để chỉ các cuộc bầu cử sơ bộ được tổ chức tại ba tiểu bang, gồm Alabama, Florida và Georgia, vào ngày 11 tháng 3. Các chiến lược gia vận động tranh cử cho Tổng thống Dân chủ Jimmy Carter được cho là đã sắp xếp việc chuyển ba cuộc bầu cử sơ bộ ở miền Nam, mà ông Carter được kỳ vọng sẽ giành chiến thắng, sang thứ Ba sau cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại New Hampshire, mà các chiến lược gia lo ngại ông Carter có thể sẽ thua. Do đó họ đã làm thế để đảm bảo hiệu ứng phục hồi cho chiến dịch của Carter. (Trên thực tế, Carter đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire và giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ tiếp theo ở miền Nam nhưng ông lại thua trong cuộc bầu cử tổng thống trước ứng cử viên Cộng hòa Ronald Reagan (1911-2004).)

Đến năm 1984, một phong trào củng cố Siêu thứ Ba và bắt đầu đưa các cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang lên hàng đầu đã diễn ra. Chín tiểu bang gồm: Alabama, Florida, Georgia, Hawaii, Massachusetts, Nevada, Oklahoma, Rhode Island và Washington đã tổ chức bầu cử sơ bộ tổng thống vào ngày 13 tháng 3 năm 1984, trong đó cựu Phó Tổng thống Walter Mondale (1928-2021) và Thượng nghị sĩ Gary Hart đã đấu tranh để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, người sau đó đã thách thức đương kim Tổng thống Reagan trong cuộc tổng tuyển cử.

Theo các trang báo Mỹ, cũng có một số nhận định cho rằng thuật ngữ “Siêu thứ Ba” được sử dụng lần đầu tiên năm 1988, khi lãnh đạo đảng Cộng hòa tại các bang miền Nam nước Mỹ quyết định tổ chức bỏ phiếu trong cùng một ngày để tạo uy thế cho ứng cử viên bảo thủ mà họ ủng hộ. Khi đó, có 21 tiểu bang chủ yếu ở miền Nam đã tổ chức bầu cử sơ bộ hoặc họp kín vào ngày 8 tháng 3. Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ ở các tiểu bang miền Nam hy vọng rằng một chiến lược Siêu thứ Ba lớn sẽ giúp ứng cử viên Dân chủ dễ dàng tiến tới đề cử tổng thống của đảng. Tuy nhiên, chiến lược này đã phản tác dụng, vì Thượng nghị sĩ ôn hòa Al Gore đã chia phiếu bầu Siêu thứ Ba với Mục sư Jesse Jackson, điều này đã giúp Thống đốc Masachusetts Michael Dukakis dẫn đầu về số đại biểu và cuối cùng giành được đề cử tổng thống của đảng Dân chủ năm 1988.

Phải đến ngày 11 tháng 3 năm 1992, sau khi thua các cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên, đảng viên Dân chủ là ông Bill Clinton đã  giành thắng lợi thuyết phục trong một số cuộc bầu cử sơ bộ ở miền nam Mỹ vào ngày Siêu thứ ba. Ông Clinton sau cùng tiến đến giành được sự đề cử của đảng Dân chủ và sau đó đắc cử tổng thống.

Tuy nhiên, các cuộc bầu cử sơ bộ Siêu thứ Ba không phải lúc nào cũng dẫn đến chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Ví dụ, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Dole đã trở thành ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa trong Siêu thứ Ba năm 1996, và Thượng nghị sĩ Dân chủ John Kery đã giành chiến thắng 9/10 cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ Siêu thứ Ba năm 2004, nhưng không ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Năm 2008, 24 tiểu bang đã chuyển cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của họ sang thứ Ba đầu tiên của tháng Hai, đưa 40% đại biểu tiềm năng của đảng Dân chủ và Cộng hòa vào cuộc chơi cùng một ngày. Siêu thứ Ba đã dẫn đến cuộc đua bế tắc cho đề cử tổng thống của đảng Dân chủ giữa Thượng nghị sĩ IIIinois Barack Obama và Thượng nghị sĩ New Yofk Hillary Clinton và chiến thắng quyết định cho Thượng Nghị sĩ Arizona John McCain trước Thống đốc Massachusetts Mitt Romney cho đề cử tổng thống đảng Cộng hòa.

Hillary Clinton phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008.

Vào năm 2012, thời điểm Mitt Romney tìm kiếm đề cử của đảng Cộng hòa một lần nữa, cuộc bầu cử sơ bộ Siêu thứ Ba đã được thu hẹp xuống còn 10 tiểu bang.

Năm 2016, Hillary Clinton đã làm các chuyên gia chính trị ngạc nhiên với chiến thắng chắc chắn trước Thượng nghị sĩ Vermont Bernie Sanders trong cuộc thi Siêu thứ Ba ngày 1 tháng 3 bao gồm 12 cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang.

Siêu thứ Ba năm 2020 diễn ra vào ngày 3 tháng 3, ngày mà 14 tiểu bang và vùng lãnh thổ Samoa, cùng cử tri ở nước ngoài, tiến hành bầu cử sơ bộ để bầu chọn đại biểu đại diện cho các ứng cử viên tại Đại hội đảng toàn quốc và được công nhận rộng rãi cùng với chiến thắng trước đó trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Nam Carolina. Với việc đảm bảo đề cử của đảng Dân chủ cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ông Biden đã giành được chiến thắng quyết định trong 9/14 cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang.

Đối với cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Siêu tThứ Ba được tổ chức vào ngày 5 tháng 3 khi cử tri ở 17 tiểu bang và vùng lãnh thổ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ hoặc họp kín. Sau các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, ông Joe Biden đã trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng ông Biden đã rút lui khỏi ứng cử vào tháng 7 năm 2024 sau một loạt các vấn đề về tuổi tác và sức khỏe.

Cựu Tổng thống Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử ở Greensboro, North Carolina ngày 2.3.2024.

Những mặt hạn chế của ngày Siêu thứ Ba

Các cuộc bầu cử Siêu thứ Ba thường bị chỉ trích là phương tiện để đưa các cuộc bầu cử sơ bộ vào trước nhằm rút ngắn quá trình bầu cử và tạo ra những yêu cầu vô lý đối với các ứng cử viên Tổng thống để thu hút một bộ phận lớn cử tri Mỹ. Những người chỉ trích cho rằng số lượng đại biểu quá lớn từ các nhóm cử tri Mỹ đa dạng về mặt địa lý và nhân khẩu học như vậy không chỉ thúc đẩy các chiến dịch của những người ôn hòa hoặc trung lập một cách không công bằng mà còn khiến giới truyền thông bỏ qua các ứng cử viên khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ được dư luận quốc tế nhìn nhận như một thách thức mới cho quan hệ Mỹ - Trung, vốn đã trải qua nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump.

Trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên gia tăng nhanh chóng và lượng khí nhà kính đang ở mức cao nhất mọi thời đại, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu lần thứ 29 của Liên hợp quốc (COP29) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các hành động bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn trên toàn cầu.

Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.

Việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống được dự đoán sẽ tác động đến chính trị toàn cầu, đặc biệt là đối với Trung Đông. Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể tháo ngòi nổ Trung Đông và lập lại hòa bình trong khu vực?