Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch vùng Đông Bắc
Trong không khí rộn ràng của ngày hội, hàng ngàn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Người dân địa phương và du khách được thưởng thức các làn điệu dân ca, các điệu múa sôi động say đắm lòng người; được đắm chìm trong không gian lễ hội gắn với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc qua phần thể hiện khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân. Các hoạt động trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa của các dân tộc được thể hiện tại ngày hội là minh chứng đậm nét về bản sắc văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc.
Bà Nguyễn Thị An Nương - Đoàn Thái Nguyên, chia sẻ: "Tất cả các dân tộc khi đến đây đều mang nét đặc trưng riêng, và cũng mong muốn qua nét đặc trưng đó sẽ giới thiệu và quảng bá hình ảnh của dân tộc mình đến với cộng đồng. Đồng thời mong được trải nghiệm văn hoá độc đáo của các dân tộc khác".
Sội động tại ngày hội là khu vực thi đấu thể thao của 8 tỉnh: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang và Tuyên Quang, với các môn thi thể thao kéo co, đẩy gậy, tung còn, đi cà kheo. Đây là các trò chơi dân gian lâu đời của các dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với các hoạt động văn hóa thể thao, 36 gian hàng tại khu trưng bày, triển lãm, đã đem đến màu sắc đặc trưng tại 8 tỉnh vùng Đông Bắc.
Bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc – Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch, cho biết: "Thông qua ngày hội, mong rằng các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên trở về sau ngày hội sẽ là những chủ thể văn hoá, truyền dạy lại cho các thế hệ trẻ tại địa phương mình trong công tác bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc mình".
Các hoạt động của ngày hội tạo ra một không gian văn hoá đặc biệt ý nghĩa để các chủ thể văn hoá, các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các dân tộc vùng Đông Bắc có cơ hội, điều kiện được gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; tạo sự đoàn kết toàn dân tộc, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc. Qua đó góp phần giữ gìn, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.


Những căn biệt thự Pháp cổ trên phố phường Hà Nội rợp bóng cây vẫn đứng đó, lặng lẽ kể lại câu chuyện của một thời kỳ đã qua.
Câu chuyện về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tình cảm của người dân Việt Nam gửi tới Bác Hồ kính yêu đã được thể hiện đầy cảm xúc trong chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” diễn ra tối 19/5.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Lời ví giặm theo bước chân Người” đã diễn ra vào tối 19/5, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Nhiều bảo tàng tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày, triển lãm những hiện vật quý giá, tái hiện sống động về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chương trình nghệ thuật "Người là niềm tin tất thắng" là một bản hòa ca đầy xúc cảm, chạm đến trái tim của đông đảo khán giả, gợi nhớ một cách chân thực và xúc động về những cống hiến vĩ đại mà Người đã dành trọn cho độc lập, tự do của dân tộc.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Người là niềm tin tất thắng” đã chạm vào trái tim khán giả bằng những giai điệu mộc mạc, những hình ảnh giản dị như chính con người Bác, chân thành và cảm xúc như tình cảm người dân Việt Nam và thế giới yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
0