Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' năm 2025

Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Ngày hội thu hút khoảng 200 đồng bào đến từ 28 cộng đồng dân tộc, đại diện cho 14 địa phương khác nhau trên cả nước, nhằm giới thiệu đặc trưng văn hóa của các dân tộc và vùng miền. Trong ba ngày diễn ra ngày hội, sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, bao gồm tái hiện các nghi thức và lễ hội truyền thống của các dân tộc. Du khách sẽ được thưởng thức các món ăn ngày Tết đặc trưng như bánh chưng, bánh tét, xôi nếp nương, gà quay, lợn quay và rượu cần tại các không gian dân tộc.

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng sắc màu rực rỡ của hoa tam giác mạch, hoa mơ, hoa mận và đào Tây Bắc. Các chương trình dân ca, dân vũ, dân nhạc về mùa xuân, cùng các trò chơi dân gian như nhảy sạp, đi cà kheo, đánh đu cũng sẽ tạo không khí vui tươi. Ngày hội được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố khối đại đoàn kết giữa cộng đồng 54 dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.

Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.

UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.

Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).

Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.