Ngày càng nhiều trẻ em gia nhập các băng đảng ở Haiti

Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), các băng nhóm vũ trang ở Haiti đang có xu hướng tuyển dụng trẻ em. Tình trạng nghèo đói tại quốc gia này đẩy nhiều đứa trẻ vào con đường cầm súng.

HRW, tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu, cho biết họ đã nói chuyện với sáu trẻ em gần đây tham gia vào các băng đảng ở Haiti, tất cả đều nói rằng chúng muốn rời đi. Những đứa trẻ gia nhập nhóm vì chúng không có gì để ăn và nơi đây thường là nguồn thức ăn, chỗ trú ẩn hoặc nơi cung cấp tiền bạc duy nhất.

HRW cho biết các bé trai thường được huấn luyện sử dụng vũ khí và đạn dược, làm người đưa tin và đối đầu với cảnh sát trong các cuộc đụng độ. Báo cáo của HRW đề cập đến trường hợp một cậu bé mồ côi tên Michel, được tuyển mộ sáu năm trước khi mới 8 tuổi. Cậu bé sống trên đường phố, luôn mang bên mình một khẩu súng trường Kalashnikov đã nạp đạn.

Số lượng trẻ em gia nhập các băng đảng ngày càng tăng

Theo ước tính của Liên hợp quốc, khoảng một phần ba thành viên băng đảng là trẻ em. Các nhóm tội phạm ngày càng biết cách tận dụng các ứng dụng mạng xã hội phổ biến để thu hút những đứa trẻ. Điển hình như lãnh đạo băng nhóm Village de Dieu là một rapper, người đăng tải các video âm nhạc được sản xuất kỹ lưỡng về các tay súng của băng nhóm. Theo báo cáo, anh ta có một đơn vị chuyên đào tạo trẻ em cách sử dụng vũ khí và thiết lập các chốt kiểm tra nhằm kiểm soát địa bàn, thu tiền bảo kê, hoặc quản lý các hoạt động bất hợp pháp trong khu vực.

Cách đây một năm, Liên Hợp Quốc đã phê duyệt một yêu cầu của Haiti về một nhiệm vụ an ninh để giúp cảnh sát nước này chống lại các băng nhóm, nhưng đến nay, nhiệm vụ chỉ mới được triển khai một phần. HRW kêu gọi chính phủ Haiti và các quốc gia khác cung cấp thêm tài nguyên cho lực lượng an ninh ở Haiti, đảm bảo trẻ em có thể ăn uống và đến trường đầy đủ, cũng như vụ hỗ trợ những trẻ em đã rời khỏi băng nhóm tái hòa nhập với xã hội và phục hồi cuộc sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.