Ngành vận tải biển gặp khó do xung đột và hạn hán

Hạn hán ở Panama và các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ đang khiến việc giao hàng bằng đường biển bị trì hoãn và đẩy chi phí lên cao.

Vấn đề của kênh đào Suez là địa chính trị, còn vấn đề ở Panama là do khí hậu. Hạn hán kéo dài đã khiến đơn vị điều hành kênh đào Panama phải cắt giảm số lượt qua kênh, dẫn đến thời gian chờ đợi lâu hơn.

Cách đó hơn 7.000 dặm, các tàu vận chuyển container qua kênh đào Suez của Ai Cập đang chờ được hải quân hộ tống hoặc tránh hoàn toàn tuyến đường này và vòng qua Nam Phi. Các nhà khai thác tàu lo ngại rằng thủy thủ đoàn có thể gặp nguy hiểm trong hành trình qua Biển Đỏ.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez và Panama đã giảm hơn 1/3

Hiện nay, cả hai đều đang làm xáo trộn thương mại toàn cầu. Do đó, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez và Panama đã giảm hơn 1/3. Hàng trăm tàu đã chuyển hướng sang các tuyến đường dài hơn, dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ, chi phí vận chuyển cao hơn và gây thiệt hại kinh tế.

Các nhà khai thác tàu đang phải đối mặt với nhiều tháng bất ổn trên hai tuyến đường thủy này, nơi khoảng 18% khối lượng hàng hóa toàn cầu được vận chuyển qua vào năm 2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

30 doanh nghiệp đã vinh dự nhận Giải thưởng Mạc Đĩnh Chi - Thương hiệu số 1 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025. Nếu không, Chính phủ liên bang có thể đạt đến giới hạn nợ hiện tại vào tháng 8/2025.

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.