Ngành năng lượng thải ra lượng khí CO2 cao kỷ lục

Mọi công ty dầu khí lớn có kế hoạch mở rộng khai thác nhiên liệu hóa thạch đều không đáp ứng được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt trên toàn cầu không quá 1,5 độ C đã được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Báo cáo công bố ngày 20/3 của Tổ chức nghiên cứu Carbon Tracker đưa ra thông tin này. Bản báo cáo đánh giá 25 nhà sản xuất dầu khí thế giới dựa trên các tiêu chí đầu tư, kế hoạch sản xuất và mục tiêu phát thải.

Xếp hạng cao nhất là công ty dầu khí BP của Anh. Công ty Conoco Phillips của Mỹ đứng cuối bảng. Nhưng không công ty nào đáp ứng được các mục tiêu khí hậu, khi hầu hết đều có kế hoạch phát triển và tăng sản lượng trong thời gian tới.

Hồi đầu tháng, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết lượng khí thải CO2 do ngành năng lượng thải ra trong năm 2023 tăng 410 triệu tấn so với năm trước đó, lên mức cao kỷ lục 37,4 tỷ tấn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm tỉnh Kursk lần đầu tiên kể từ khi Moscow tuyên bố giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực này, sau cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Ukraine năm 2024.

Vương quốc Anh đã đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Israel vào ngày 20/5, đồng thời áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cá nhân và thực thể ủng hộ bạo lực chống lại cộng đồng người Palestine.

Một ủy ban đặc biệt của Mỹ sẽ xem xét lại quá trình rút quân đầy hỗn loạn của nước này khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021.

Israel đang chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi một thỏa thuận ngoại giao với Tehran.

Đại sứ Ai Cập tại Nga, ông Nazih Elnaggari cho biết, Cairo đang theo dõi sát sao sự phát triển của tuyến hàng hải Bắc Cực và không coi đó là mối quan ngại đối với kênh đào Suez.

Các doanh nghiệp Nga và Malaysia hiện đang phối hợp xử lý vấn đề nhập khẩu năng lượng Nga, bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), theo thông tin từ Đại sứ quán Nga tại Kuala Lumpur.