Ngân hàng Nhà nước lại hủy đấu thầu vàng miếng

Thông báo vừa được Ngân hàng Nhà nước phát đi trưa 25/4 cho biết, phiên đấu thầu vàng miếng SJC ngày 25/4 đã bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Trước đó, phiên thầu đầu tiên đáng lẽ diễn ra ngày 22/4 cũng bị hủy do không có đủ số thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền cọc. Đồng nghĩa với việc, chỉ trong một tuần, cơ quan điều hành đã hai lần hủy phiên đấu thầu vàng miếng.

Khi được hỏi về nhu cầu tham gia đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước, một trong 38 doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường hiện nay cho biết, họ không mặn mà bởi đặc thù kinh doanh là mặt hàng trang sức nên không có nhu cầu tích trữ lượng vàng miếng cao như vậy.

Bà Phạm Thị Thanh Huyền - Quản lý kinh doanh miền Bắc, Công ty TNHH Vàng Bạc Đá quý Huy Thành cho biết: "Doanh nghiệp chúng tôi không quá quan tâm đến việc kinh doanh về vàng miếng bởi định hướng khách hàng của chúng tôi là những người quan tâm các sản phẩm thời trang, cho nên nhu cầu tích trữ vàng miếng vẫn có nhưng không cao so với doanh nghiệp chúng tôi".

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng trên thị trường có đặc thù kinh doanh là mặt hàng trang sức.

Theo giới chuyên môn phân tích, tại thời điểm đấu giá ngày 23/4, giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce, nên giá vàng trong nước lúc này là 80,6 triệu đồng/lượng. Thế nên, việc đấu thầu với mức giá khởi điểm là 81,3 triệu đồng/lượng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước công nhận đây là giá thị trường, đi ngược lại hoàn toàn mục tiêu kéo giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Trong khi, đơn vị trúng thầu giá phải cao hơn giá sàn thì có rủi ro lớn và sẽ bị lỗ.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã không tuân thủ đúng nguyên tắc đấu thầu khi công bố giá đặt cọc, tham chiếu là 80,7 triệu đồng/lượng, nhưng trước khi đấu thầu lại nâng giá sàn (tối thiểu) lên 81,3 triệu đồng/lượng. Mục tiêu của đấu thầu vàng là để tăng nguồn cung vàng cho thị trường, giảm chênh lệch giá SJC với giá thế giới nhưng sau khi đấu thầu xong, giá SJC vẫn có thời điểm tăng thêm gần 2 triệu đồng/lượng. Đồng nghĩa với việc, sau ba phiên đấu thầu dự kiến, một phiên đấu thầu thành công với 1/5 lượng vàng trúng thầu, mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra vẫn chưa có tác động lên thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.