Ngân hàng gene mở ra cơ hội 'trả lại tên' cho 300.000 liệt sĩ | Hà Nội tin mỗi chiều
Hòa bình lập lại đã lâu, nhưng đến nay vẫn còn hơn 53 vạn liệt sĩ chưa xác định được danh tính, trong đó có hơn 18 vạn liệt sĩ đang nằm tại các chiến trường chưa được tìm kiếm, quy tập, để lại nỗi khắc khoải, mong ngóng của người thân, đồng đội.
Tại Hội nghị tri ân người có công với đất nước năm 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tất cả mọi người hãy luôn luôn ghi nhớ, tri ân và tâm niệm "sống, chiến đấu, lao động, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với những người đã khuất, đã hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân", như lời nhắc nhủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại hội nghị, Ngân hàng gene (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ đã ra mắt. Đây được coi là dấu mốc mới trong hành trình "trả lại tên" cho các anh hùng liệt sĩ.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: "Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai Đề án 150 – Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin với phương pháp giám định ADN và thực chứng.
Theo phương pháp giám định ADN, đã triển khai gần 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Kết quả, đã so sánh đối khớp được hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân liệt sĩ".

Ảnh: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, trên nền tảng hiện nay, các đơn vị đã lưu trữ được số liệu của trên 25.000 dữ liệu ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc ra mắt Ngân hàng gene (ADN) liệt sĩ, thực hiện lấy mẫu ADN lưu trữ trong Ngân hàng gene sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. Đây là việc làm có ý nghĩa rất thiêng liêng, phải chạy đua với thời gian càng sớm càng tốt vì không cho phép kéo dài.
Đây là nhiệm vụ nặng nề, là mệnh lệnh từ trái tim, nhằm trả lại tên cho các anh hùng liệt sĩ. Việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và công nghệ AND sẽ đem lại hy vọng góp phần xoa dịu một phần những mất mát hy sinh của thân nhân liệt sĩ.

Theo thống kê của Cục Chính sách Bộ Quốc phòng, trong giai đoạn 2013 - 2023, toàn quốc đã tìm kiếm, quy tập được gần 17 nghìn hài cốt liệt sĩ, trong đó ở trong nước hơn 8 nghìn hài cốt, ở Lào hơn 2 nghìn và ở Campuchia hơn 6 nghìn.
Các đơn vị chức năng tiếp nhận hơn 38 nghìn mẫu hài cốt liệt sĩ và mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ; phân tích, lưu trữ ADN được hơn 23 nghìn mẫu; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được hơn 4 nghìn trường hợp.
Đến nay, cả nước vẫn còn hơn 30 vạn liệt sĩ được quy tập tại hơn 3.200 nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính; còn hơn 18 vạn liệt sĩ đang nằm ở các chiến trường cũ, nơi rừng sâu, núi cao, thung sâu chưa được quy tập, cất bốc, để lại nỗi khắc khoải, mong ngóng của những người thân nơi quê nhà.

Trong hành trình đi tìm đồng đội để thực hiện lời hẹn ước người sống tìm cách đưa người đã hy sinh trở về, Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, cho biết: "Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt và xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin là việc phải làm hết sức khẩn trương. Ngoài phương pháp giám định AND, phương pháp thực chứng - tìm những người từng tham gia chiến đấu với các liệt sĩ, từng chôn cất các liệt sĩ để động viên họ cùng đi để xác định vị trí và tìm kiếm hài cốt liệt sĩ cũng vô cùng quan trọng".
Việc ra mắt Ngân hàng gene (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ đúng dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ năm nay đã đáp ứng lòng mong mỏi của các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Điều này không chỉ mở ra hy vọng cho hơn 300 nghìn gia đình người có công mà còn là niềm mong mỏi của nhân dân cả nước. Trong tương lai không xa, tất cả các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ được quy tập và xác định được danh tính.
- Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đón hàng vạn lượt người
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Triệu trái tim tiễn đưa một nhân cách lớn | Hà Nội tin mỗi chiều
- Nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" nhân Ngày Thương binh-Liệt sỹ
- Phó Bí thư Thành ủy thăm gia đình chính sách


Covid-19 hiện đã được coi là bệnh lưu hành tại Việt Nam, bởi vậy chúng ta cần tiếp cận Covid-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường, không chủ quan nhưng cũng không cần hoang mang.
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực để mùa tuyển sinh năm nay diễn ra suôn sẻ, công bằng và minh bạch hơn, với điểm đáng chú ý nhất là bám sát tiêu chí “học gần nhà”.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa phát động một đợt cao điểm toàn quốc để truy quét hàng giả, hàng nhái, buôn lậu và gian lận thương mại.
Một nguyên Cục trưởng và bốn cán bộ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ vào ngày 13/5. Những người từng được trao quyền bảo vệ sự an toàn cho bữa ăn của hàng triệu người, nay lại bị cáo buộc “bán rẻ” chính điều đó.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có một đề xuất thu hút sự quan tâm của dư luận: Bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS - hay quen gọi là bằng tốt nghiệp lớp 9. Vậy, không cấp bằng, liệu học sinh có được học tiếp không? Có bị thiệt thòi gì không?
Theo thỏa thuận hợp tác giữa RDIF và VNVC, các vaccine công nghệ mRNA tiềm năng của Nga sẽ được VNVC sớm đưa về Việt Nam ngay từ quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn sớm để người bệnh có cơ hội được tiếp cận thêm những giải pháp hiện đại hàng đầu thế giới.
0