Nga xác nhận IS điều phối vụ khủng bố Moscow
Ông Aleksandr Bortnikov cho biết như vậy tại cuộc họp của lãnh đạo các cơ quan đặc nhiệm thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) ở Bishkek, Kyrgyzstan.
Theo ông Aleksandr Bortnikov, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng Nga đã xác định được các công đoạn chuẩn bị, tài trợ, tấn công và rút lui của những kẻ khủng bố đều được thực hiện phối hợp qua mạng Internet giữa các thành viên của IS-K, một nhánh IS ở Afghanistan và Pakistan.
Đây là lần đầu tiên Nga xác nhận vai trò của IS trong vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall. Tuy nhiên, ông Bortnikov cũng tái khẳng định quan điểm của Nga rằng lực lượng tình báo quân sự Ukraine có liên quan tới vụ khủng bố. Lãnh đạo FSB cũng khẳng định mọi tình tiết liên quan đến vụ tấn công sẽ được làm rõ và tất cả người liên quan đều bị xử lý.

Về phần mình, Ukraine kiên quyết bác bỏ mọi sự liên quan tới vụ khủng bố nhà hát Nga, cho rằng kịch bản các nghi phạm chạy tới biên giới Ukraine là "phi thực tế" vì khu vực này rải đầy mìn và có hàng nghìn binh sĩ, nhân viên an ninh Nga hiện diện.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.
Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.
Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.
Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.
0