Nga và Iran hướng tới ký hiệp ước hợp tác mới
Việc hai bên chủ trương ký kết hiệp ước hợp tác mới khi đã kéo dài thời gian hiệu lực của hiệp ước cũ cho thấy hai bên muốn có thoả thuận hợp tác mới thay thế thoả thuận hợp tác cũ và bao hàm những nội dung mới với định hướng mới, cấp độ chất lượng mới và trùm phủ lên những lĩnh vực mới. Tiến trình đàm phán kéo dài vài năm và đã kết thúc thành công, nhưng đến bây giờ hai bên mới quyết định thời điểm chính thức ký kết là ngay đầu năm 2025.
Những nội dung mới trong hiệp ước và ý nghĩa của việc ký kết chính thức hiệp ước mới càng được bên ngoài Nga và Iran đặc biệt chú ý đến bởi tác động của thời điểm là trước khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức trở lại trị vì nước Mỹ từ ngày 20/1 năm tới.
Không có gì khó hiểu và gây lạ lẫm khi ông Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sắp bắt đầu sẽ gây khó cho Iran. Do đó, Iran cần chính thức hoá liên thủ mới với Nga trước khi người kia lại làm người chủ của Nhà Trắng. Hiệp ước hợp tác song phương mới với Nga sẽ tạo tiền đề pháp lý thuận lợi cần thiết cho việc Nga hậu thuẫn và sát cánh với Iran cùng ứng phó với hiểm hoạ mới hình thành từ sự trở lại cầm quyền của ông Trump ở Mỹ. Hiệp ước sẽ hợp pháp hoá những biện pháp chính sách và hành động cụ thể của Nga nhằm giúp Iran ứng phó và đối phó hiểm hoạ mới.
Nga sẽ trở thành chỗ dựa rất quan trọng cho Iran vì ông Trump không có nhiều con 'át chủ bài' trong cuộc chơi quyền lực, sức mạnh và ảnh hưởng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Trump tăng mạnh mẽ viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine hay gia tăng mức độ trừng phạt Nga đều chỉ gây khó thêm trong chừng mực nhất định và không thể giúp Ukraine xoay chuyển tình thế trên chiến trường. Ông Putin sẽ tận dụng tình thế của ông Trump để phân rẽ Mỹ với các đồng minh trong phe Phương Tây, trong EU và NATO. Do đó, Nga và Iran cần liên thủ trước hiểm hoạ để cùng ứng phó hiểm hoạ.


Tỷ phú công nghệ Elon Musk đề xuất Mỹ và châu Âu trong tương lai có thể tiến tới xóa bỏ thuế quan, hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa châu Âu và Bắc Mỹ
Bộ Phúc lợi xã hội, cứu trợ và tái định cư Myanmar đã tổ chức Lễ Tri ân các đoàn cứu trợ quốc tế đến từ 5 quốc gia Đông Nam Á trong chiều 6/4.
Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh một đơn vị pháo tự hành Gvozdika đã phá hủy các công sự, thiết bị quân sự và bộ binh của Ukraine ở khu vực Kursk.
Lực lượng hàng không vũ trụ của lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran đã tiếp tục mở rộng mạng lưới radar cảnh báo sớm "Ghadir" nhằm răn đe Israel, với các địa điểm mới được xây dựng ở phía Tây Bắc đất nước, gần Tabriz và dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư.
Hệ thống AWACS (Cảnh báo sớm và Kiểm soát trên không) đóng vai trò như một "trạm radar bay", cung cấp dữ liệu thời gian thực cần thiết để hỗ trợ các đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Việc Mỹ cắt giảm viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và hỗ trợ các sáng kiến phòng chống dịch bệnh, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.
0