Nga, Ukraine hạ vũ khí tối tân của nhau

Nga và Ukraine tiếp tục phá hủy các loại vũ khí tối tân của nhau. Ukraine có thể đã tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz của Nga ở Donetsk, trong khi Nga phá hủy xe tăng Abrams của Mỹ và hệ thống tên lửa NASAMS của Na Uy ở Kursk.

Ukraine hạ hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz thế hệ mới của Nga

Theo The War Zone và Kênh Kanal 13, lực lượng trinh sát trên không thuộc sư đoàn “Chernii Les” của lực lượng vũ trang Ukraine đã phát hiện một hệ thống tên lửa phòng không S-350 Vityaz thế hệ mới của quân đội Nga tại khu vực Donetsk và thông báo cho lực lượng pháo binh tên lửa. Quân đội Ukraine sau đó đã thực hiện một cuộc tấn công bằng bệ phóng tên lửa đa nòng, khiến hệ thống tên lửa phòng không trị giá 135 triệu USD của Nga phát nổ và bị phá hủy.

Không rõ thời điểm chính xác hệ thống này bị hạ, nhưng sự hiện diện của nhiều tán lá xanh cho thấy sự việc có thể xảy ra từ trước mùa đông năm nay.

Hệ thống S-350 do công ty Almaz-Antey phát triển gồm các thành phần di động khác nhau, là phương tiện vận chuyển-lắp dựng-phóng (TEL) 50P6 và xe phóng/nạp đạn 50P6T, cũng như radar mảng quét điện tử thụ động 50N6A và trạm chỉ huy 50K6A.

Các tên lửa chính của hệ thống S-350 thuộc loại 9M96, cũng có thể được sử dụng bởi hệ thống phòng không tầm xa S-400. Tên lửa 9M96 về cơ bản chỉ có tầm bắn khoảng 18 dặm (30km), trong khi tên lửa 9M96D tầm bắn mở rộng có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 75 dặm (120km). Ngoài ra, các thông tin chưa được xác nhận cho biết tên lửa này có thể có tầm bắn xa tới 90 dặm (145km).

Mỗi bệ phóng loạt 50P6 có thể mang theo 12 tên lửa 9M96. Các tên lửa 9M100 tầm bắn ngắn hơn cũng có thể được tích hợp để phòng thủ điểm trong phạm vi từ khoảng 10-15 km.

Hệ thống tên lửa S-350 Vityaztại Triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2013. Ảnh: RIANovosti.

S-350, được cho là đã bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2019 và đi vào hoạt động vào đầu năm 2020, được thiết kế để tiêu diệt máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình, cũng như tên lửa đạn đạo trong một số tình huống hạn chế. Theo báo cáo, S-350 có thể phát hiện và theo dõi đồng thời tới 40 mục tiêu trong khi tấn công 8 mục tiêu với 2 tên lửa cho mỗi mục tiêu.

S-350 được phát triển với mục đích thay thế hệ thống S-300P thời Chiến tranh Lạnh, một loại vũ khí cũ đã được Ukraine và Nga sử dụng trong cuộc xung đột hiện tại. Mặc dù có chung khung gầm bánh xe có khả năng cơ động cao như S-300, S-350 linh hoạt hơn hẳn. Với khả năng bắn tên lửa được tối ưu hóa cho các cuộc giao tranh tầm xa/tầm trung cũng như phòng thủ điểm, S-350 có thể bao phủ cùng loại mục tiêu như S-300 và hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir.

Nga phá hủy xe tăng Abrams, hệ thống tên lửa phòng không NASAMS của Ukraine

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/2 cho biết, quân đội Nga đã phá hủy một xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất và một hệ thống tên lửa phòng không NASAMS do Na Uy sản xuất, cùng radar của hệ thống này ở Khu vực Kursk.

“Trong ngày qua, quân đội Ukraine đã mất hơn 300 quân nhân. Bốn xe tăng, bao gồm một xe Abrams, ba xe chiến đấu bộ binh, trong đó có hai xe Bradley do Mỹ sản xuất, ba xe bọc thép chở quân, 15 xe chiến đấu bọc thép, 23 xe cơ giới, ba hệ thống pháo tự hành và một khẩu pháo, một bệ phóng phòng không NASAMS do Na Uy sản xuất cùng radar và một trạm điều khiển máy bay không người lái đã bị phá hủy. Bốn binh sĩ Ukraine đã đầu hàng”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.

Ngoài ra, máy bay và pháo binh tác chiến/chiến thuật và quân đội của Nga cũng tấn công vào lực lượng quân sự và thiết bị quân sự của Ukraine ở các khu vực gần các khu định cư: Bondarevka, Gogolevka, Knyazhiy số 1, Kositsa, Malaya Loknya, Martynovka, Makhnovka, Melovoy, Nikolayevka và Cherkasskoye Porechnoye ở Vùng Kursk cũng như Basovka, Belovody, Veselovka, Zhuravka và Yunakovka ở Vùng Sumy.

Xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất bị Nga phá hủy ở Ukraine. Ảnh: Armyrecognition.

Trong suốt thời gian giao tranh ở khu vực Kursk của Nga, quân đội Ukraine đã mất hơn 61.300 quân nhân, 369 xe tăng, 276 xe chiến đấu bộ binh, 222 xe bọc thép chở quân, hơn 1.900 xe chiến đấu bọc thép, hơn 2.000 xe cơ giới, 445 pháo, 48 bệ phóng tên lửa đa nòng, bao gồm 13 hệ thống HIMARS và 6 hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất, 22 bệ phóng tên lửa đất đối không, 8 xe vận chuyển-nạp đạn, 109 trạm tác chiến điện tử, 15 trạm radar phản pháo, 7 radar phòng không, 48 thiết bị công binh và các thiết bị khác. Trong đó có 18 xe chống chướng ngại vật, một xe rà phá mìn UR-77, 5 xe cầu, một xe trinh sát công binh, 14 xe bọc thép cứu hộ và sơ tán cùng một xe chỉ huy và tham mưu, báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.