Nga, Trung Quốc và Iran họp bàn về hạt nhân của Iran
Cũng về chủ đề này, tới nay, đã có ba khuôn khổ diễn đàn khác là: khuôn khổ đàm phán giữa Iran với tất cả 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức; khuôn khổ đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran; khuôn khổ đàm phán giữa Iran với Anh, Pháp, Đức và EU.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018 đơn phương rút nước Mỹ ra khỏi thoả thuận đã đạt được hồi năm 2015 giữa Iran với 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức, cả ba khuôn khổ diễn đàn đàm phán này đều vẫn hoạt động nhưng không đạt kết quả gì, vừa không khôi phục được hiệu lực đầy đủ của thoả thuận vốn đã có, vừa không đưa lại thoả thuận mới nào có thể thay thế. Mối quan hệ giữa Iran với Mỹ và EU do đó rất trắc trở và căng thẳng, đặc biệt giữa Mỹ và Iran.
Cuộc gặp ba bên nói trên ở Bắc Kinh là diễn biến mới trong vấn đề này khi Nga, Trung Quốc và Iran cùng nhau định hình khuôn khổ diễn đàn thương thảo mới về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran.
Nga và Trung Quốc tuy không ủng hộ Iran phát triển vũ khí hạt nhân nhưng về cơ bản vẫn là đồng minh của Iran trong các vòng đàm phán giữa Iran và các đối tác bên ngoài về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran. Sự định hình của khuôn khổ diễn đàn ba bên mới này càng có ý nghĩa đặc biệt vì trước đấy ông Trump vừa gửi thư cho lãnh đạo Iran mời chào đàm phán, vừa cao giọng đe doạ Iran, thậm chí còn đi xa đến mức buộc Iran phải lựa chọn giữa đàm phán với Mỹ hoặc Mỹ sẽ tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Ông Trump đang chủ động đưa nước Mỹ xích lại gần Nga, mở kênh đối thoại và gặp gỡ trực tiếp giữa Nga và Mỹ. Chính vì vậy, việc Nga theo đuổi định hướng chính sách gì đối với Iran nói chung và về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran nói riêng sẽ trở thành chuyện rất tế nhị và nhạy cảm trong cả mối quan hệ giữa Mỹ và Nga nói chung, giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin nói riêng.
Nga, Trung Quốc và Iran tạo dựng nên khuôn khổ mới để có thể thống nhất quan điểm thuận lợi hơn trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran để rồi phối hợp hành động hiệu quả hơn khi từng bên hay cả ba tham gia vào những khuôn khổ diễn đàn đàm phán đa phương khác về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran.
Khuôn khổ ba bên sẽ là một khuôn khổ vừa bổ sung vừa đối trọng với cả ba khuôn khổ diễn đàn khác nói trên. Duy trì và phát huy tác dụng của khuôn khổ sẽ rất có lợi cho Nga, Trung Quốc và Iran trên thế giới. Iran có chỗ dựa mới về chính trị trong khi Nga và Trung Quốc có được thêm con chủ bài và gia tăng thêm được vị thế và vai trò.


Quân đội Israel cho biết đã đánh chặn được một tên lửa phóng đi từ Yemen nhằm vào Israel, trong rạng sáng 22/5.
Canada hiện đang xem xét các khoản đầu tư tiềm năng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ đô la.
Giới chức ngoại giao châu Âu đã lên tiếng chỉ trích vụ Israel nổ súng vào các nhà ngoại giao đến thăm thành phố Jenin ở Bờ Tây, đồng thời yêu cầu Israel điều tra vụ việc.
Moody’s đã hạ một bậc xếp hạng của Mỹ, từ mức cao nhất là AAA xuống mức AA+ do thâm hụt tài khóa và tiền trả lãi của chính phủ liên tục tăng.
Một chiến dịch khuyến khích người dân ăn nhạt hơn đang được triển khai tại Nhật Bản nhằm góp phần giảm tỷ lệ cao huyết áp ở người dân.
Một ngày sau khi Mỹ công bố hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu “Vòm Vàng”, Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục Mỹ từ bỏ kế hoạch phát triển và triển khai hệ thống này.
0