Nga, Trung Quốc tăng cường thương mại bằng bản tệ với Taliban
Trên danh nghĩa chính thức, Nga và Trung Quốc mới tiếp xúc ngoại giao và chưa chính thức công nhận ngoại giao chính thể Taliban ở Afghanistan. Đến nay, việc sử dụng đồng bản tệ làm công cụ thanh toán trong quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại song phương mới được Nga và Trung Quốc thoả thuận với rất ít đối tác trên thế giới.
Điều đặc biệt này có lý do không bởi mối quan hệ đặc biệt của Nga và Trung Quốc với Taliban ở Afghanistan, mà do lợi ích chiến lược lâu dài và thiết thực trước mắt Nga và Trung Quốc có thể có được khi tranh thủ chính thể Taliban và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại với chính thể này trong bối cảnh tình hình chính trị, địa chính trị hiện tại ở Afghanistan, ở khu vực Nam Á cũng như trên thế giới nói chung.
Trung Quốc bị Mỹ và nhiều thành viên khác của khối các quốc gia Phương Tây cạnh tranh chiến lược và đối phó quyết liệt. Nga bị phe các quốc gia Phương Tây cấm vận và trừng phạt liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine. Taliban tuy trở lại cầm quyền ở Afghanistan và quân đội Mỹ cùng đồng minh đã triệt thoái hoàn toàn ra khỏi Afghanistan nhưng chính thể của Taliban ở Afghanistan vẫn chưa được cộng đồng quốc tế công nhận ngoại giao và vẫn bị phe kia trừng phạt.
Taliban ở Afghanistan càng thêm khó khăn về kinh tế, tài chính và xã hội khi Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi trở lại cầm quyền ở Mỹ đã ngừng viện trợ tài chính và nhân đạo cho thế giới bên ngoài, trong đó có Afghanistan. Thúc đẩy hợp tác kinh tế và tăng cường trao đổi thương mại với Trung Quốc và Nga, sử dụng đồng bản tệ trong khi không có ngoại tệ có tầm quan trọng to lớn tới mức sống còn đối với Taliban ở Afghanistan. Afghanistan trở thành thị trường và nguồn cung ứng nguyên vật liệu rất giá trị và quan trọng đối với Nga và Trung Quốc.
Ngoài ra, Nga và Trung Quốc càng cần níu kéo chính thể Taliban ở Afghanistan khi mối bất hoà giữa Ấn Độ và Pakistan đã trở nên càng khó hoà giải, khi Nga buộc phải buông bỏ Syria và Trung Quốc gặp thêm nhiều khó khăn với ý định chinh phục khu vực Trung Đông và vùng Vịnh. Mỹ và EU đang nỗi lực lôi kéo chính thể mới ở Syria vào quỹ đạo dẫn dắt của họ, đẩy lùi ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Afghanistan ở gần Nga và Trung Quốc về địa lý, những chính sách mà Taliban thực thi ở Afghanistan từ khi trở lại cầm quyền đến nay khiến phe Phương Tây quan ngại và đề phòng, không lạc quan và yên tâm như chính thể mới ở Syria. Do đó, níu kéo chính thể Taliban ở Afghanistan giúp Trung Quốc tạo dựng đối trọng địa chính trị mới đối với Syria.


Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến thăm Trung Quốc để tham dự các sự kiện kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Một số người đã bị thương trong vụ xả súng xảy ra tại trung tâm mua sắm ở Waterbury, bang Connecticut (Mỹ) vào chiều 27/5, giờ địa phương.
Quân đội Nga đã kiểm soát thêm bốn khu dân cư ở tỉnh Sumy của Ukraine. Thông tin trên được người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Sumy cho biết trong một tuyên bố trên mạng xã hội Facebook.
Việc Tổng thống Donald Trump cấm Đại học Harvard tuyển sinh sinh viên quốc tế đe dọa vị thế của Harvard và các trường đại học Mỹ nói chung trong hệ thống giáo dục toàn cầu.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của nước này vào ngày 27/5.
Tehran sẵn sàng thỏa hiệp về chương trình hạt nhân trong các cuộc đàm phán với Mỹ, tuy nhiên việc làm giàu urani vẫn là “lằn ranh đỏ” và không thể thương lượng, Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố.
0