Nga tập trận hải quân cùng Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố hình ảnh cuộc tập trận hải quân mang tên Ocean - 2024, có sự tham gia của hơn 400 tàu chiến, tàu ngầm và tàu hỗ trợ của Nga.

Cuộc tập trận diễn ra cho đến ngày 16 tháng 9 tại Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, Biển Baltic và Biển Caspi.

Các tàu chiến Nga tham gia tập trận Ocean-2024 ngoài khơi thành phố vùng Viễn Đông Vladivostok ngày 10/9. Ảnh: AFP.

Theo Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Aleksandr Moiseev, bốn tàu và 15 máy bay của Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận. 15 quốc gia được mời tham gia với tư cách là quan sát viên.

Tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga phóng tên lửa hành trình Moskit ngoài khơi thành phố Vladivostok ngày 10/9. Ảnh: AFP.

Trong bài phát biểu tại lễ khai mạc ngày 10/9, Tổng thống Nga nhấn mạnh Moscow "đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia thân thiện". Sự hợp tác như vậy "có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng".

Các đoạn clip do Bộ Quốc phòng Nga cung cấp có cảnh tên lửa hành trình Oniks và Uran được phóng từ hệ thống tên lửa bờ biển di động Bastion và Bal. Tên lửa siêu thanh Oniks có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 800 km và có thể đạt tốc độ gần gấp ba lần tốc độ âm thanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.