Nga sẽ tham dự Triển lãm quốc phòng lớn nhất châu Phi
Theo Defenceweb, Nga chuẩn bị tham gia triển lãm quốc phòng và hàng không vũ trụ lớn nhất châu Phi. Dự kiến, Triển lãm Hàng không vũ trụ và Quốc phòng châu Phi 2024 sẽ diễn ra tại Nam Phi vào tháng 9.
Trước sự kiện, một phái đoàn sĩ quan quân đội Nga đã đến thăm một sân bay bên ngoài Pretoria với mục đích triển khai máy bay ném bom tầm xa Tu-160 tại địa điểm diễn ra triển lãm. Các sĩ quan đã được tư lệnh Không quân Nam Phi chào đón tại căn cứ không quân.
Đại úy Tebogo August, phát ngôn viên của Không quân Nam Phi, cho biết Pretoria và Moscow có mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với tư cách là thành viên của khối BRICS.
“Nga và Nam Phi đã có quan hệ ngoại giao lâu năm. Là thành viên của BRICS, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, tất cả đều có quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị và các thỏa thuận hợp tác quân sự”, đại úy Tebogo August tuyên bố.
Một số công ty quốc phòng của Nga sẽ tham gia triển lãm, bao gồm Aeroscan, Katod, Roscosmos Corporation, Rosoboronexport, Technodinamika và United Aircraft Corporation.
Vào tháng 10 năm 2019, hai máy bay ném bom Tu-160 của Nga đã đến thăm Nam Phi lần đầu tiên. Sự kiện này diễn ra tại căn cứ không quân Waterkloof trùng với lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi đầu tiên tại Sochi.
Triển lãm Hàng không vũ trụ và Quốc phòng Châu Phi 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 22 tháng 9. Hai ngày cuối cùng của sự kiện sẽ dành riêng cho triển lãm hàng không.
Triển lãm được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1975 và diễn ra hai năm một lần. Năm nay, dự kiến sẽ có sự tham gia của hơn 300 công ty từ nhiều quốc gia khác nhau.


Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".
Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
0